Your Adsense Link 728 X 15

Trưởng thành từ hy vọng - kỳ 2

Posted by Kenny Phạm 8/4/12 0 nhận xét
 “Nhớ lời khuyên của tôi mà cư xử cho phải phép nhé. Sẽ có nhiều chuyện xảy ra tại nơi này nhiều hơn là cậu nghĩ,” bà cảnh báo tôi, đoạn quay xe trở lại thành phố sau một ngày đi quan sát Trung tâm.
Tôi nhìn qua cửa sổ trước phòng đợi, quan sát bãi đậu xe rải sỏi. Tấm bảng số trắng gắn trên chiếc xe ô tô thuê của chúng tôi nhìn lại tôi. Tôi đưa mắt nhìn bầu trời Alabama, chợt thấy đám mây buổi sáng đã tối sầm lại.
Nằm giữa con đường thủ đô Tiểu bang Montgomery và vịnh Florida, căn cứ ra-đa xoay là một căn cứ kề cận các cứ điểm bảo vệ bầu trời phía Nam của đất nước. Các sử gia gọi đây là “miền đất hàng rào dây thép” – trung tâm của Liên minh xưa, giờ phủ đầy cỏ cao và những khu rừng nhỏ đầy thông, gợi nhớ những chuyến đi săn chim dẽ, các lễ hội rắn chuông và các nhà thờ Baptist.
Những làng lân cận, như Opp và Andalusia, chịu thua sự cám dỗ của hệ thống xa lộ liên bang cũng như triển vọng của các cửa hàng bán lẻ và cửa hàng thức ăn nhanh. Nhưng thành phố Eufaula thì không phải thế. Những nhà trồng trọt, các thương gia, những người cai trị đều xuất thân từ Eufaula, họ sống ở đây và qua đời tại đây. Tại trung tâm thành phố, các dinh thự, cơ ngơi riêng của họ, vẫn còn đó, mặc dù chúng bốc mùi nấm sương phấn vào mùa hè nóng bức.
Liên minh phương Nam có thể đã tiêu vong, nhưng nền chính trị thì không. Những người bạn của Eufaula ở thủ đô Washington và Montgomery thậm chí còn chưa xây dựng xong hồ chứa nước rộng 45.000 mẫu Anh cho thành phố – đầy đủ các kho hàng dự trữ như cá trê, cá pecca và những thứ hàng lặt vặt khác – trước khi chuyển giao nó cho một tiền đồn quân sự mới vào cuối thập niên 1950.
Chỉ một vài năm ngắn ngủi, căn cứ đã trở thành một trong những công ty lớn nhất trải dài nhiều dặm, vượt qua cả dịch vụ du lịch của vùng. Nhưng khi cuộc Chiến tranh Lạnh chưa kết thúc, thì tiền cấp cho địa phương không có, căn cứ đành phải đóng cửa vào thập niên sau. Trong con mắt của người dân Eufaula, cái từng bảo vệ và nâng đỡ họ đã bị lấy đi. Họ yêu cầu có cái gì thay thế.
Nhìn thấy cái tiền đồn trống rỗng và nghĩ đến các cử tri thất nghiệp, các nhà lập pháp tiểu bang đưa ra lời hứa phải làm một cái gì đó. Một khoản tiền đã được giới lập pháp thông qua. Ngay sau đó, những đoàn người của tiểu bang đến, đất đai của căn cứ được dọn dẹp, nhà cửa được sơn phết và tấm bảng phía trước được đổi thành “Trung tâm thanh thiếu niên Eufaula”.
Cùng lúc đó, các viên chức tại Birmingham, Montgomery và Mobile thực hiện lời hứa, lập danh sách các đứa trẻ đi lạc, bị bỏ rơi và vô thừa nhận. Vài chục đứa trẻ đã được dân địa phương chăm sóc và thuê mướn. Thế là một số tiền công quỹ lớn và công ăn việc làm lại được đổ vào thành phố cạnh bờ hồ này.
Ngày 22-10-1970, một nhóm các luật gia về quyền công dân và công ty luật tư nhân đã khởi kiện Tiểu bang Alabama về việc chăm sóc và đối xử với đàn ông, phụ nữ và trẻ em tại bệnh viện tâm thần lớn nhất thành phố. Ba năm sau, ngôi trường mới của trẻ em lại bị khiếu kiện. Khi Bộ trưởng Tư pháp của Tổng thống Nixon đi theo đoàn luật gia, đại diện cho lớp bình dân khiếu kiện, mọi chống chế của Alabama đều sụp đổ.
Thất bại trước đoàn luật gia tư nhân và các thẩm phán dự bị của liên bang, chính quyền tại Alabama đành đồng ý hủy bỏ sắc lệnh đã thông qua. Một lần nữa, sự kiên trì và sức mạnh tài nguyên của Washington lại áp đảo miền Nam cao ngạo nhưng đã có phần suy yếu.
Nhiều cuộc phỏng vấn và hồ sơ cho thấy một số trẻ em tại Eufaula hơi bất bình thường, hay như bà chuyên gia của chúng tôi gọi, là “đầu óc bị chạm mạch”. Chúng phần lớn là trẻ vô thừa nhận, phạm các lỗi thông thường của tuổi trẻ như trốn học, trấn lột, hút xách, bướng bỉnh trong gia đình hoặc bỏ nhà đi bụi.
Được xem là có “hạnh kiểm xấu”, hàng trăm đứa trẻ đã đi qua cửa của trung tâm này. Mặc dù thành phần của nhóm khiếu kiện nhiều hơn, họ bao gồm hàng ngàn người đã trưởng thành bị cầm giữ trong Trung tâm tâm thần Eufaula, số lượng trẻ em thì ít hơn một trăm, chúng mắc bệnh tâm thần nặng và ít quan tâm đến việc thực hiện những gì liên quan đến chúng trong nhiều năm qua.
Sau đó, xảy ra chuyện David Dolihite 15 tuổi treo cổ tự tử tại một trong các phòng ngủ tập thể của căn cứ. Ban giám đốc Eufaula tìm thấy David trong nhà vệ sinh của phòng ngủ, treo cổ bằng một sợi dây giày thể thao. David không chết, mặc dù chỉ trong vài phút việc ấy đã khiến Eddie Weidinger, cậu trai mười bốn tuổi, bạn cùng phòng của cậu nghĩ đến cái nút treo cổ. David chết ngạt lâu đến nỗi óc cậu bị cái mà bác sĩ gọi là “tổn thương trí não nghiêm trọng”.
Theo chẩn đoán của bác sĩ, David sẽ sống cuộc sống như một đứa trẻ lên ba, được cho ăn bằng ống chuyền và ở lại bệnh viện suốt quãng đời còn lại. Việc tự sát của cậu bé khiến cho giới quản trị ở Eufaula phải nhận thấy các thanh treo ngang trong các toa-lét của bọn trẻ là rất nguy hiểm. Thế nhưng họ không làm gì cả! Sáu tuần sau đó, Eddie lại làm điều mà David đã làm. Khi ban quản trị Eufaula nhận thấy Eddie đi đâu không rõ, cho đi tìm trong các toa-lét của phòng ngủ thì thấy cậu bé đã chết. 
===========
Cả hai đều đã bị giam trong cái mà ban quản trị và bọn trẻ gọi là Dinh 112. Từ phòng tiếp tân nơi chúng tôi chờ bác sĩ Carlton, vượt qua khuôn viên là Dinh 112, đó là một kho chứa hàng nơi bọn trẻ xuất các mồi câu bằng cao su cho các du khách ở hồ nước kế bên. Dinh còn có ba xà lim biệt lập.
Ban quản trị cột một vỉ lò bằng thép và một bóng đèn điện trên trần mỗi xà lim. Cửa phòng sơn đen và được khóa chặt với những then cài hình chữ U bằng gỗ. Dinh và các xà lim đều không được sưởi ấm. Bọn trẻ ngồi trên sàn bê tông đầy bùn đất. Chúng năn nỉ được thả ra, đấm đạp mạnh vào các bức tường xám xịt, để lại trên tường những vết chân tay dơ bẩn, đỏ quạch màu đất sét của Alabama.
Thời gian mà David Dolihite và Eddie Weidinger bị nhốt tại xà lim Dinh 112 không rõ là bao lâu – các hồ sơ và lời khai chỉ cho biết là hơn một tuần. Tuy nhiên thời gian ấy cũng đã đủ khiến cho hai cậu trai mất hy vọng vào tương lai nên đã chọn cái chết. Hôm trước khi cô chuyên gia và tôi đến lần đầu, ban điều hành đã ra lệnh các xà lim phải được che kín – giấu sau các tấm ván ép được cưa cắt một cách vội vã.
Tuy nhiên bọn trẻ cũng ngầm báo cho chúng tôi biết về một nơi khác, một tầng hầm tại phòng ngủ tập thể, nơi bọn chúng đã từng bị nhốt. Chúng gọi tầng hầm là Trại Cải tạo, gọi tắt là TCT. Trong khi Carlton dừng lại để khoe các giấy khen đóng khung đầy tự hào của ông, bà chuyên gia và tôi báo cho ông ta biết chúng tôi có ý định kiểm tra TCT vào sáng hôm sau.
Bác sĩ Melvin Carlton, giám đốc các công trình cải tạo thanh thiếu niên của Eufaula đã có bằng cấp bệnh học tâm thần từ lúc còn ở trong quân đội. Ông tin tưởng mạnh mẽ vào kỷ luật và quyền lực. Ông tỏ rõ thái độ bảo thủ, thường ra vẻ hơn người, dù rằng sự khiếu kiện tại Alabama đã xảy ra từ lâu trước khi ông về nhậm chức tại Eufaula hoặc trước khi tôi chấm dứt việc khảo sát lần đầu tiên; ông ta khó chịu về việc đó, về tôi và bà chuyên gia cùng đi với tôi.
Những tuần lễ trước, tòa án của Liên bang đã phán quyết rằng, Carlton với tư cách là bác sĩ có học vị, sẽ đi cùng chúng tôi đến nơi nào và lúc nào tùy ý ông ta. Theo phán quyết của tòa, mọi việc được thực hiện qua ý kiến của ông, và ông sung suớng trước thắng lợi nhỏ do các luật sư ở Alabama đại diện cho ông. Khi từ văn phòng đi ra và xuất hiện ở phòng tiếp tân, ông ta cười mãn nguyện tỏ vẻ khinh miệt việc khiếu kiện và cả chúng tôi.
“Chào buổi sáng, tôi quá bận việc. Xin lỗi đã để quý vị chờ đợi.” Carlton đứng nhìn bà chuyên gia và tôi đứng lên khỏi cái ghế xô-pha gãy chân, đoạn đưa mắt nhìn cô tiếp tân, lúc này đã trở về vị trí của mình. “Có ai gọi tôi thì bảo rằng tôi đi với một chuyên gia xem xét việc khiếu kiện...”, ông ta đưa mắt nhìn tôi, “và một luật sư trẻ đi khảo sát chung quanh Trung tâm. Tôi nghĩ sẽ không mất bao nhiêu thời gian.” Nói đoạn, ông bước nhanh qua cửa hông và đưa chúng tôi ra bên ngoài.
“Tôi không bỏ qua ngày nghỉ cuối tuần,” bà chuyên gia nhắc tôi, trong khi Carlton đi trước chúng tôi, tiến đến chỗ phòng tập thể của bọn con trai. Sáng nay trời ấm lắm. “Nếu có mưa, tôi muốn chúng ta ra về khoảng năm giờ. Tôi tin chắc anh sẽ không ở lại đây.”
Phi trường gần nhất là tại Colombus, mất hai giờ đi xe về hướng Bắc, vừa vượt qua đường Alabama – Georgia. Dù mới vào nghề, tôi hiểu rằng những gì chúng tôi mang theo không có giá trị bằng thời gian quan tâm của một luật gia đến đám công dân trẻ. Bà chuyên gia sẽ phải bay ngay chiều nay, trước ngày nghỉ lễ cuối tuần. Còn tôi, chờ đến ngày Chủ nhật có chuyến bay về nhà rẻ hơn.
“Bà đừng lo,” tôi nói nhỏ, trước khi đưa mắt nhìn bầu trời tối dần, “Chúng ta sẽ xong việc đúng giờ.”
Các phòng tập thể của Trung tâm trước kia dành cho những người phục vụ. Nhưng từ khi chuyển đổi căn cứ ra-đa Không quân thành Trung tâm Thanh thiếu niên, bọn trẻ – những sinh mệnh mà Tiểu bang cho rằng cần có sự điều trị tích cực bệnh tâm thần – giờ đây đi lang thang trên những dãy hành lang dài, ở chung trong các phòng, và tắm trong các phòng tắm không có màn che. Một phòng tập thể dành cho trẻ gái, một cái khác dành cho trẻ trai – mặc dù các khu vực ngủ nghê, tắm rửa và khu vực cầu thang cách xa nhau – ban điều hành tại chỗ cũng gặp ít nhiều khó khăn.
Mất quá nhiều thời gian vào buổi sáng, bà chuyên gia quyết định làm việc suốt buổi trưa, nhưng các cuộc phỏng vấn vào buổi xế trưa kéo dài lâu hơn là chúng tôi nghĩ, như thế chúng tôi không thể đi hết các nơi. Vì thời gian cần thiết để ra sân bay mất hai tiếng, và thời tiết mỗi lúc một xấu hơn, bà bảo tôi xuống tầng hầm cùng với Carlton, còn bà làm cho xong việc với bọn trẻ. Bà bảo tôi làm nhanh nhanh và gặp lại bà trước cổng cửa trung tâm, bà lại nhắc tôi không được trễ.
Đi riêng với tôi, Carlton biết ông ta có thể thao túng thời gian theo ý mình. Trước tiên, ông ta bảo ông ta cần gọi điện thoại, rồi băng qua bãi cỏ rộng để đến văn phòng. Bốn mươi phút sau, ông ta quay trở lại, kêu lên bảo bỏ quên xâu chìa khóa, lại đi tìm mất ba mươi phút. Trong thời gian ông ta trở lại khu vực cầu thang để xuống tầng hầm, những đám mây đen đã bắt đầu rơi hạt. Áo ông ta bị ướt nước mưa ở hai vai và tay áo. Áo jacket và cà vạt của tôi cũng không khá hơn.
Đến đầu khu vực cầu thang, Carlton giành đi trước tôi. Dáng bệ vệ của tuổi trung niên của ông ta có từ lúc học trung học. Lấn qua người tôi, phần hông của ông choán gần hết chỗ để di chuyển. Cái nóng xế trưa tỏa ra từ các bức tường và không gian tràn ngập mùi nước hoa cạo râu và mùi mồ hôi của ông. Tôi chờ đợi ông ta dùng xâu chìa khóa tra hết chìa này đến chìa khác vào ổ khóa cửa.
“Bác sĩ Carlton,” tôi nóng ruột đề nghị, “nếu ông không biết chìa nào thì ai biết?”
Ông ta nhăn nhó, nhưng đôi mắt vẫn nhìn vào cánh cửa. “Ông có để cho tôi ngồi xuống để nhớ xem cái chìa nào, được không? Nếu không như thế, tôi đành phải trở lại văn phòng để nhớ xem chìa nào.”
“Được thôi, thời gian là của ông mà. Ông biết đấy, chúng tôi còn phải về nhà.” Dĩ nhiên không có gì tốt hơn sự thật. Đột nhiên, tôi tiếc đã nói ra lời nói chua cay trong không gian nóng bức này. Sự chân thật ngu ngốc dành cho những luật gia ngu ngốc. Tôi nhớ đến một giáo sư trường Luật đã dạy tôi. Một luật sư giỏi không bao giờ hỏi điều mà ông ta không muốn. Carlton biết ông ta có nhiều thời gian hơn bà chuyên gia và tôi. Tôi đã dại dột nhắc cho ông ta nhớ điều đó.
ANDREW BRIDGE

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts