Đắc Nhân Tâm: PHẦN 2: Sáu cách gây thiện cảm - Chương 1&2
15/7/10
0
nhận xét
Phần II Chương một
Để cho tới đâu cũng được tiếp đón niềm nở
Thiệt tình bạn cũng chẳng cần đọc sách này mới biết cách đắc nhân tâm. Bạn chỉ cần áp dụng những phương pháp thu phục cảm tình của một con vật mà cả hoàn cầu không ai không thương mến.
Lát nữa ra đường bạn sẽ gặp nó. Khi còn xa bạn chừng mười bước, nó đã bắt đầu ve vẩy đuôi rồi. Nếu bạn ngừng lại mà vuốt ve nó thì nó chồm lên và tỏ ra trăm vẻ yêu đương và bạn có thể biết chắc chắn rằng trong sự nồng nàn đó không có một mảy may vụ lợi vì nó chẳng cần bạn mua giúp một vài món hàng ế, mà cũng chẳng ham gì được kết duyên cùng bạn.
Có bao giờ bạn ngừng lại một phút mà suy nghĩ rằng trên vũ trụ này, chỉ có con chó là không cần làm việc mà cũng sống một cách ung dung không? Ta nuôi gà, là vì gà cho ta trứng: ta nuôi bò, là vì bò cho ta sữa; mà ta nuôi con hoàng yến cũng vì tiếng hót của nó. Nhưng ta nuôi chó chỉ vì cái lý độc nhất là nó cho ta cái êm đềm của tình thương.
Trong những kỷ niệm êm đềm nhất của tuổi thơ, tôi còn nhớ đến con Cún của tôi, một con chó nhỏ, lông vàng, đuôi cụt mà cha tôi mua cho tôi có năm cắc. Cún chưa hề đọc một trang sách tâm lý nào hết. Nó không cần đọc. Giáo sư William James, giáo sư Harry A.Overstreet, không ngài nào dạy được cho nó một chút nghệ thuật làm đẹp lòng người. Nhưng nó có phương pháp hoàn toàn để làm mọi người yêu nó: là chính nó, nó yêu mọi người. Lòng yêu đó tự nhiên và chân thành tới nỗi tôi không thể không mến nó được.
Các bạn muốn gây thiện cảm không? Hãy làm như con Cún: Quên mình và thương người.
Con Cún hiểu rằng nếu sốt sắng qua tâm tới người, thì chỉ trong hai tháng sẽ có nhiều bạn thân hơn là hai năm kiếm đủ cách làm cho người ta phải quan tâm tới mình. Tôi phải nhắc lại câu đó:
Nếu các bạn sốt sắng thành thật quan tâm tới người khác thì chỉ trong hai tháng sẽ có nhiều bạn thân hơn là hai năm gắng công bắt người khác quan tâm tới các bạn.
Vậy mà biết bao người một đời lầm lẫn không chừa, không biết định luật đó. Họ nhất định muốn người khác phải chú ý tới họ. Công dã tràng... Thiên hạ không nghĩ tới bạn đâu. Họ nghĩ tới họ, sáng, chiều, và tối.
Công ty Điện thoại ở Nữu Ước mới điều tra xem trong khi đàm thoại tiếng nào được dùng nhiều nhất. Các bạn chắc đã đoán được... Đó là tiếng "Tôi". Trong 500 câu chuyện thì người ta dùng nó tới 3.900 lần. "Tôi", "Tôi", "Tôi"...
Khi bạn coi tấm hình trong đó có bạn chụp chung với những người khác, thì người thứ nhất mà bạn ngó là ai?
Nếu bạn tin rằng mọi người đều chú ý tới bạn, thì xin bạn trả lời tôi câu này: "Nếu bạn chẳng may chiều nay từ trần thì sẽ có bao nhiêu người đi tiễn bạn tới huyệt?".
Tại sao người khác quan tâm tới bạn trong khi bạn không quan tâm tới người ta trước? Xin bạn cầm cây viết chì và trả lời câu hỏi đó trong hàng bỏ trắng dưới này.
Nếu chúng ta chỉ gắng sức kích động người khác để cho họ chú ý tới ta thì không bao giờ có bạn chân thành hết. Đó không phải là cách gây được tình tri kỷ.
Alfred Adler, triết gia trứ danh, viết một cuốn sách rất hay đề là "Chân nghĩa của cuộc đời", trong đó ông nói: ! "Kẻ nào không quan tâm tới người khác, chẳng những sẽ gặp nhiều sự khó khăn nhất trong đời, mà còn là người có hại nhất cho xã hội. Hết thảy những kẻ thất bại đều thuộc hạng người đó". Các bạn có thể đọc hàng tá những sách về tâm lý mà không kiếm được một lời vừa đúng vừa nhiều nghĩa như câu đó. Tôi rất ghét nói đi nói lại. Nhưng lời tuyên bố của ông Adler quan trọng tới nỗi tôi phải chép nó lại lần nữa:
"Kẻ nào không quan tâm tới người khác, chẳng những sẽ gặp nhiều sự khó khăn nhất trong đời, mà còn là người có hại nhất cho xã hội. Hết thảy những kẻ thất bại đều thuộc hạng người đó".
Đời sống của Hoàng đế Nã Phá Luân, chứng minh lời nói đó. Khi ly dị Hoàng hậu Joséphine, vì cớ bà này không thể cho ông người kế tự, ông than thở cùng bà trước khi chia tay: "Sự phú quí vinh hoa của tôi, trần gian chưa từng thấy. Vậy mà cho đến giờ này đây, bà là người độc nhất trên đời, tôi có thể tin cậy được".
Nã Phá Luân thì tin như vậy. Nhưng ai đã từng đọc sử đều buồn mà nhận thấy rằng lòng tin đó quá đáng.
Ông Giám đốc tờ báo Collier S nói: "Muốn cho độc giả thích những truyện ngắn của bạn thì bạn phải yêu độc giả đã, phải chú ý tới họ". Chân lý đó đúng khi bạn viết tiểu thuyết cho độc giả coi. Nó còn ba lần đúng hơn nữa, khi bạn trực tiếp nói chuyện với người khác.
Howard Thurston, ông vua ảo thuật, trong 40 năm trời, đem tài bịt mắt thiên hạ làm cho cả thế giới ngạc nhiên và thán phục; kiếm được gần hai triệu đồng; một hôm thú với tôi rằng hồi ông nhỏ, đã phải xa cha mẹ đi lang thang, ăn xin nhà này tới nhà khác, và nhờ ngó những quảng cáo hai bên đường xe lửa mà biết đọc. Về nghề ảo thuật, thiếu gì người biết nhiều hơn ông, nhưng ông có hai đức tính mà người khác không có:
Thứ nhất: thấu rõ tâm lý loài người và khi lên sân khấu, ông có sức quyến rũ và gây hứng. Mỗi cử chỉ của ông, mỗi lần ông chuyển giọng nói, mỗi nét cau mày là cả một công trình luyện tập. Mà hết thảy công trình đó chỉ có mục đích làm cho khán giả say mê và thì giờ chóng qua.
Thứ nhì: ông thành thật chú ý tới khán giả. Những nhà ảo thuật khác ở trên sân khấu ngó xuống trừng trừng, như có vẻ nói: "Tụi này toàn đồ mắt thịt. Ta sẽ bịp chúng dễ như chơi". Phương pháp của Thurston khác hẳn. Mỗi lần sắp ra sân khấu, ông tự nói: "Ta mang ơn những người tới đây coi ta diễn trò. Nhờ họ, ta sống được phong lưu. Vậy ta phải hết sức trổ tài cho họ vừa lòng". Rồi ông vừa nhủ: "Tôi yêu khán giả của tôi. Tôi yêu khán giả của tôi", vừa tiến ra ngoài sân khấu. Bạn cho là "lố bịch", là vô lý ư? Cái đó là quyền của bạn. Nhưng chính đó là nguyên nhân sự thành công của một trong những nhà ảo thuật danh tiếng nhất từ xưa tới nay.
Tổng thống Théodore Roosevelt thu được nhân tâm một cách lạ lùng cũng nhờ bí quyết đó. Cho đến người ở của ông cũng sùng bái ông nữa. Người da đen làm bồi phòng cho ông, viết một cuốn sách nói về đời tư ông, trong đó có câu chuyện lý thú này:
"Một hôm, nhà tôi hỏi Tổng thống về loài chim đa đa mà nó chưa từng thấy bao giờ. Ngài tả tỉ mỉ loài chim đó cho nó nghe. ít lâu sau, có người kêu điện thoại nhà tôi chạy lại trả lời. Thì ra ngài Tổng thống kêu nó, cho nó hay rằng hiện có một con chim đa đa đậu trong sân cỏ, và nếu nó muốn coi thì ngó ra sẽ thấy. Chỉ những việc nhỏ mọn như vậy cũng đủ tả tính tình của Ngài và những việc đó, Ngài rất thường làm.
Mỗi khi Ngài đi dạo gần tới nhà riêng của chúng tôi, dù chúng tôi có đứng khuất thì cũng kêu chúng tôi và chào lớn tiếng".
Một ông chủ như vậy, thì người làm công nào mà không yêu kính? Bất cứ ai mà không yêu kính?
Một bữa, ông tới Bạch Cung, phải khi Tổng thống Taft và Phu nhân đi vắng, ông kêu lên từng người đầy tớ cũ và nồng nàn hỏi thăm họ, cả đến những chị phụ bếp cũng được hân hạnh đó. Khi gặp chị phụ bếp Alice, ông hỏi chị còn làm bánh mì bằng bột bắp không. Chị ta đáp còn làm, nhưng chỉ có đầy tớ ăn, còn trên bàn chủ không ai dùng tới.
Ông cười lớn: "Tại các ngài không sành ăn. Khi nào gặp Ngài Tổng thống, tôi sẽ chê Ngài chỗ đó".
Chị đó dâng ông một miếng bánh mì bột bắp. Ông vừa đi về phòng giấy vừa ăn, gặp người làm vườn nào, người phu nào, ông cũng kêu tên mà chào như hồi ông còn làm Tổng thống. Một người làm công già rưng rưng nước mắt nói rằng, ngày hôm đó là ngày sung sướng nhất của ông từ hai năm nay. Và đổi ngày đó lấy tấm giấy một trăm, y cũng không đổi.
Lát nữa ra đường bạn sẽ gặp nó. Khi còn xa bạn chừng mười bước, nó đã bắt đầu ve vẩy đuôi rồi. Nếu bạn ngừng lại mà vuốt ve nó thì nó chồm lên và tỏ ra trăm vẻ yêu đương và bạn có thể biết chắc chắn rằng trong sự nồng nàn đó không có một mảy may vụ lợi vì nó chẳng cần bạn mua giúp một vài món hàng ế, mà cũng chẳng ham gì được kết duyên cùng bạn.
Có bao giờ bạn ngừng lại một phút mà suy nghĩ rằng trên vũ trụ này, chỉ có con chó là không cần làm việc mà cũng sống một cách ung dung không? Ta nuôi gà, là vì gà cho ta trứng: ta nuôi bò, là vì bò cho ta sữa; mà ta nuôi con hoàng yến cũng vì tiếng hót của nó. Nhưng ta nuôi chó chỉ vì cái lý độc nhất là nó cho ta cái êm đềm của tình thương.
Trong những kỷ niệm êm đềm nhất của tuổi thơ, tôi còn nhớ đến con Cún của tôi, một con chó nhỏ, lông vàng, đuôi cụt mà cha tôi mua cho tôi có năm cắc. Cún chưa hề đọc một trang sách tâm lý nào hết. Nó không cần đọc. Giáo sư William James, giáo sư Harry A.Overstreet, không ngài nào dạy được cho nó một chút nghệ thuật làm đẹp lòng người. Nhưng nó có phương pháp hoàn toàn để làm mọi người yêu nó: là chính nó, nó yêu mọi người. Lòng yêu đó tự nhiên và chân thành tới nỗi tôi không thể không mến nó được.
Các bạn muốn gây thiện cảm không? Hãy làm như con Cún: Quên mình và thương người.
Con Cún hiểu rằng nếu sốt sắng qua tâm tới người, thì chỉ trong hai tháng sẽ có nhiều bạn thân hơn là hai năm kiếm đủ cách làm cho người ta phải quan tâm tới mình. Tôi phải nhắc lại câu đó:
Nếu các bạn sốt sắng thành thật quan tâm tới người khác thì chỉ trong hai tháng sẽ có nhiều bạn thân hơn là hai năm gắng công bắt người khác quan tâm tới các bạn.
Vậy mà biết bao người một đời lầm lẫn không chừa, không biết định luật đó. Họ nhất định muốn người khác phải chú ý tới họ. Công dã tràng... Thiên hạ không nghĩ tới bạn đâu. Họ nghĩ tới họ, sáng, chiều, và tối.
Công ty Điện thoại ở Nữu Ước mới điều tra xem trong khi đàm thoại tiếng nào được dùng nhiều nhất. Các bạn chắc đã đoán được... Đó là tiếng "Tôi". Trong 500 câu chuyện thì người ta dùng nó tới 3.900 lần. "Tôi", "Tôi", "Tôi"...
Khi bạn coi tấm hình trong đó có bạn chụp chung với những người khác, thì người thứ nhất mà bạn ngó là ai?
Nếu bạn tin rằng mọi người đều chú ý tới bạn, thì xin bạn trả lời tôi câu này: "Nếu bạn chẳng may chiều nay từ trần thì sẽ có bao nhiêu người đi tiễn bạn tới huyệt?".
Tại sao người khác quan tâm tới bạn trong khi bạn không quan tâm tới người ta trước? Xin bạn cầm cây viết chì và trả lời câu hỏi đó trong hàng bỏ trắng dưới này.
Nếu chúng ta chỉ gắng sức kích động người khác để cho họ chú ý tới ta thì không bao giờ có bạn chân thành hết. Đó không phải là cách gây được tình tri kỷ.
Alfred Adler, triết gia trứ danh, viết một cuốn sách rất hay đề là "Chân nghĩa của cuộc đời", trong đó ông nói: ! "Kẻ nào không quan tâm tới người khác, chẳng những sẽ gặp nhiều sự khó khăn nhất trong đời, mà còn là người có hại nhất cho xã hội. Hết thảy những kẻ thất bại đều thuộc hạng người đó". Các bạn có thể đọc hàng tá những sách về tâm lý mà không kiếm được một lời vừa đúng vừa nhiều nghĩa như câu đó. Tôi rất ghét nói đi nói lại. Nhưng lời tuyên bố của ông Adler quan trọng tới nỗi tôi phải chép nó lại lần nữa:
"Kẻ nào không quan tâm tới người khác, chẳng những sẽ gặp nhiều sự khó khăn nhất trong đời, mà còn là người có hại nhất cho xã hội. Hết thảy những kẻ thất bại đều thuộc hạng người đó".
Đời sống của Hoàng đế Nã Phá Luân, chứng minh lời nói đó. Khi ly dị Hoàng hậu Joséphine, vì cớ bà này không thể cho ông người kế tự, ông than thở cùng bà trước khi chia tay: "Sự phú quí vinh hoa của tôi, trần gian chưa từng thấy. Vậy mà cho đến giờ này đây, bà là người độc nhất trên đời, tôi có thể tin cậy được".
Nã Phá Luân thì tin như vậy. Nhưng ai đã từng đọc sử đều buồn mà nhận thấy rằng lòng tin đó quá đáng.
Ông Giám đốc tờ báo Collier S nói: "Muốn cho độc giả thích những truyện ngắn của bạn thì bạn phải yêu độc giả đã, phải chú ý tới họ". Chân lý đó đúng khi bạn viết tiểu thuyết cho độc giả coi. Nó còn ba lần đúng hơn nữa, khi bạn trực tiếp nói chuyện với người khác.
Howard Thurston, ông vua ảo thuật, trong 40 năm trời, đem tài bịt mắt thiên hạ làm cho cả thế giới ngạc nhiên và thán phục; kiếm được gần hai triệu đồng; một hôm thú với tôi rằng hồi ông nhỏ, đã phải xa cha mẹ đi lang thang, ăn xin nhà này tới nhà khác, và nhờ ngó những quảng cáo hai bên đường xe lửa mà biết đọc. Về nghề ảo thuật, thiếu gì người biết nhiều hơn ông, nhưng ông có hai đức tính mà người khác không có:
Thứ nhất: thấu rõ tâm lý loài người và khi lên sân khấu, ông có sức quyến rũ và gây hứng. Mỗi cử chỉ của ông, mỗi lần ông chuyển giọng nói, mỗi nét cau mày là cả một công trình luyện tập. Mà hết thảy công trình đó chỉ có mục đích làm cho khán giả say mê và thì giờ chóng qua.
Thứ nhì: ông thành thật chú ý tới khán giả. Những nhà ảo thuật khác ở trên sân khấu ngó xuống trừng trừng, như có vẻ nói: "Tụi này toàn đồ mắt thịt. Ta sẽ bịp chúng dễ như chơi". Phương pháp của Thurston khác hẳn. Mỗi lần sắp ra sân khấu, ông tự nói: "Ta mang ơn những người tới đây coi ta diễn trò. Nhờ họ, ta sống được phong lưu. Vậy ta phải hết sức trổ tài cho họ vừa lòng". Rồi ông vừa nhủ: "Tôi yêu khán giả của tôi. Tôi yêu khán giả của tôi", vừa tiến ra ngoài sân khấu. Bạn cho là "lố bịch", là vô lý ư? Cái đó là quyền của bạn. Nhưng chính đó là nguyên nhân sự thành công của một trong những nhà ảo thuật danh tiếng nhất từ xưa tới nay.
Tổng thống Théodore Roosevelt thu được nhân tâm một cách lạ lùng cũng nhờ bí quyết đó. Cho đến người ở của ông cũng sùng bái ông nữa. Người da đen làm bồi phòng cho ông, viết một cuốn sách nói về đời tư ông, trong đó có câu chuyện lý thú này:
"Một hôm, nhà tôi hỏi Tổng thống về loài chim đa đa mà nó chưa từng thấy bao giờ. Ngài tả tỉ mỉ loài chim đó cho nó nghe. ít lâu sau, có người kêu điện thoại nhà tôi chạy lại trả lời. Thì ra ngài Tổng thống kêu nó, cho nó hay rằng hiện có một con chim đa đa đậu trong sân cỏ, và nếu nó muốn coi thì ngó ra sẽ thấy. Chỉ những việc nhỏ mọn như vậy cũng đủ tả tính tình của Ngài và những việc đó, Ngài rất thường làm.
Mỗi khi Ngài đi dạo gần tới nhà riêng của chúng tôi, dù chúng tôi có đứng khuất thì cũng kêu chúng tôi và chào lớn tiếng".
Một ông chủ như vậy, thì người làm công nào mà không yêu kính? Bất cứ ai mà không yêu kính?
Một bữa, ông tới Bạch Cung, phải khi Tổng thống Taft và Phu nhân đi vắng, ông kêu lên từng người đầy tớ cũ và nồng nàn hỏi thăm họ, cả đến những chị phụ bếp cũng được hân hạnh đó. Khi gặp chị phụ bếp Alice, ông hỏi chị còn làm bánh mì bằng bột bắp không. Chị ta đáp còn làm, nhưng chỉ có đầy tớ ăn, còn trên bàn chủ không ai dùng tới.
Ông cười lớn: "Tại các ngài không sành ăn. Khi nào gặp Ngài Tổng thống, tôi sẽ chê Ngài chỗ đó".
Chị đó dâng ông một miếng bánh mì bột bắp. Ông vừa đi về phòng giấy vừa ăn, gặp người làm vườn nào, người phu nào, ông cũng kêu tên mà chào như hồi ông còn làm Tổng thống. Một người làm công già rưng rưng nước mắt nói rằng, ngày hôm đó là ngày sung sướng nhất của ông từ hai năm nay. Và đổi ngày đó lấy tấm giấy một trăm, y cũng không đổi.
Chương hai
Một cách dễ dàng để gây mỹ cảm lúc sơ kiến
Có nhiều bà muốn gây mỹ cảm, tiêu cả một gia tài để đắp vào thân những nhung cùng vóc, đeo vào mình những vàng cùng ngọc, mà hỡi ơi, quên hẳn cái bộ mặt của mình đi, bắt nó mang những nét chua ngoa và ích kỷ. Họ quên rằng đối với đàn ông, nét mặt nụ cười quan trọng hơn tơ lụa khoác lên mình. (Nhân tiện, xin nhắc bạn, ví như bà nhà đòi may một cái áo nhung, thì xin chớ trả lời bà bằng câu đó nhé!).
Charles Schwab mà trên kia tôi đã kể chuyện, nói rằng nụ cười của ông ta đáng giá một triệu đồng. Số đó còn dưới sự thực, vì tất cả sự thành công lạ lùng của ông đều nhờ tâm tính ông, duyên kín của ông. Mà chính nụ cười quyến rũ của ông lại là khả năng khả ái nhất.
Một buổi tối, tôi được tiếp Maurice Chevalier, danh ca của thế giới. Thú thực là tôi thất vọng. Tôi không ngờ ông ủ rũ, lầm lỳ như vậy, khác hẳn với trí tôi tưởng tượng. Nhưng, bỗng nhiên, ông ta mỉm cười. Rõ ràng là một tia nắng xuyên qua mây mù. Không có nụ cười đó, Maurice Chevalier có lẽ còn đóng bàn ghế ở Paris như ông thân và anh em ông.
Mỉm cười với ai, tức như nói với người đó: "Tôi mến ông... Được gặp ông, tôi vui vẻ lắm... tôi sung sướng lắm...".
Lẽ cố nhiên, nụ cười đó phải chân thật, tự đáy lòng phát ra mới quyến rũ, uỷ lại được người, còn thử nụ cười nhích mép nở ngoài môi, như do một bộ máy phát ra, không lừa được ai hết, chỉ làm cho người ta ghét thôi. Ông chỉ huy nhân viên một cửa hàng lớn ở Nữu Ước nói rằng ông ưa mướn một cô bán hàng học lực sơ đẳng mà nụ cười có duyên hơn là một cô cử nhân văn chương mà mặt lạnh như băng.
Tại sao ta thương loài chó? Tại chúng tung tăng, vui mừng đón rước ta, làm cho ta vui lòng khi thấy chúng.
Nếu không thấy hứng thú khi làm một việc thì không thể làm nên việc đó.
Đã từng có người bắt tay vào việc làm với một lòng hoan hỉ vô biên và vì vậy mà thành công. Nhưng lâu dần quen nghề, lòng hoan hỉ tiêu tan. Người đó chỉ còn làm đủ bổn phận thôi. Rồi tới chán nản. Rồi tới thất bại.
Trong xã giao cũng vậy. Phải hoan hỉ giao du với người thì mới mong người hứng thú giao du với mình.
Tôi đã khuyên cả ngàn thương gia như vầy:
"Các ông luôn trong một tuần lễ, lúc nào cũng mỉm cười, gặp ai cũng mỉm cười... rồi các ông lại đây cho tôi biết kết quả ra sao".
Thì đây kết quả như vầy:
Ông Steinhardt viết thư cho tôi kể:
"Tôi có vợ 18 năm rồi, và trong thời gian đó ít khi tôi mỉm cười với nhà tôi. Từ sáng dậy tới khi đi làm, tôi ít khi nói với nhà tôi quá 12 tiếng. Trong châu thành Nữu ước này, tôi vào hạng người càu nhàu khó chịu nhất.
Nghe lời ông khuyên, tôi thí nghiệm "tuần lễ mỉm cười" và ngay sáng hôm sau, khi rửa mặt, ngó trong gương, tôi tự nhủ phải bỏ cái bộ mặt đưa ma đó đi và quyết chí mỉm cười.
Khi ngồi bàn ăn sáng, tôi hớn hở chào nhà tôi. Nhà tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi giữ luôn như vậy trong hai tháng nay và đã tìm thấy được nhiều hạnh phúc trong gia đình tôi, hơn cả một năm vừa qua.
Bây giờ, gặp người coi thang máy, người giữ cửa, người bán giấy xe, gặp ai tôi cũng chào hoặc mỉm cười. Tôi không chỉ trích ai, chê ai hết, tôi khuyến khích và khen ngợi. Tôi không nói chuyện tôi cho người khác nghe nữa và ráng hiểu những nỗi lòng của người khác. Tôi biến thành một người mới, sung sướng, có lòng từ thiện và được mọi người thương. Hỏi còn có phần thưởng nào quý hơn nữa không?".
Xin bạn nhớ rằng người viết bức thư đó làm trọng mãi (mua bán chứng khoán) ở thị trường chứng khoán Nữu Ước một nghề khó tới nỗi 100 người thì có 99 người thất bại.
Franklin Bettger, một biện sư khéo léo nhất trong nghề bảo hiểm nói với tôi: "Từ lâu, tôi đã hiểu rằng với nụ cười, đi đâu ta cũng được tiếp đón niềm nở hết. Cho nên trước khi vô nhà một thân chủ nào, tôi dừng lại một chút, nghĩ tới tất cả những sung sướng mà trời đã cho tôi. ý nghĩ đó tự nhiên làm nở nụ cười trên môi tôi... và tôi gõ cửa, tươi tỉnh như đóa hoa. Một phần lớn, nhờ có thuật đó mà tôi thành công".
Là vì, giáo sư William James nói: "Hành động cơ hồ theo sau tư tưởng, nhưng sự thực thì cả hai đồng thời phát động. Dùng nghị lực để điều khiển hành động tức là điều khiển những tình cảm một cách gián tiếp...".
Vậy khi mất cái vui rồi, muốn kiếm nó lại thì không cách nào bằng hành động như nó đã trở về với ta rồi... Hạnh phúc của ta không do ngoại vật đem tới mà tự tâm ta phát khởi. Hai người cùng ở một chỗ, cùng làm một nghề, gia sản ngang nhau, địa vị trong xã hội bằng nhau mà một người sướng, một người khổ, là vì đâu? Vì tâm trạng họ khác nhau. Trong số người làm công Trung Hoa, vất vả dưới ánh nắng thiêu người, đổi chén mồ hôi lấy 7 xu mỗi ngày, tôi đã từng thấy nhiều nét mặt vui tươi, như trên mặt các phú ông ở Nữu Ước.
Shakespeare (một thi hào nước Anh) nói: "Không có chi tốt mà cũng chẳng có chi xấu; xấu tốt đều do tưởng tượng mà ra cả".
Abraham Lincoln nghiệm rằng phần nhiều người ta biết an phận mà được sung sướng. Ông nói có lý và tôi đã có dịp nhận rõ sự thực đó:
Một hôm tôi gặp ở Nữu Ước 30 đứa nhỏ tàn tật, chống gậy hay nạng, lết bết leo lên những bực của một nhà ga lớn. Có đứa phải cõng mới lên nổi. Tôi ngạc nhiên nghe chúng vui cười giòn giã. Một người coi sóc chúng giảng cho tôi: "Khi một em đó hiểu rằng mình sẽ tàn tật suốt đời, thì mới đầu như rụng rời, rồi bình tĩnh lại, cam lòng với định mạng, rồi cảm thấy sung sướng hơn những đứa trẻ mạnh".
Tôi kính phục những em nhỏ đó. Các em đã cho tôi một bài học mà tôi sẽ ghi nhớ suốt đời.
Xin các bạn đọc - và nhớ thi hành, vì đọc suông không có kết quả - những lời khuyên chí lý sau này của giáo sư Elbert Hubbard:
"ở nhà ra, bạn ngửng đầu lên, đưa cằm ra; hít đầy phổi không khí và ánh sáng mặt trời; mỉm cười với mọi người và thân ái siết tay người quen biết. Đừng mất thì giờ nghĩ tới kẻ thù của bạn. Ráng vạch rõ trong đầu mục đích bạn muốn đạt và thẳng tiến tới lý tưởng đó. Một khi bạn đã định kỹ những hành vi đẹp đẽ, cao cả, bạn muốn làm thì tự nhiên ngày tháng sẽ đưa cơ hội thuận tiện tới lần lần cho bạn thực hiện được ý bạn...".
Bạn hãy in sâu vào óc hình dung nhân vật có tài năng, trung tin và hữu ích mà bạn muốn trở nên rồi mỗi giờ trôi qua, sức tưởng tượng sẽ lần lần thay đổi bạn cho tới khi thành hẳn nhân vật đó...
Mãnh lực của tư tưởng thật tối cao. Bạn hãy nuôi lấy một tâm trạng quân tử: can đảm, trung chính và vui vẻ. Vì tư tưởng đẹp thì hành vi rất đẹp. Đã ham muốn tất cả phải thành công và lời cầu nguyện nào chân thành cũng được chuẩn hứa. Lý tưởng ủ ấp trong lòng sẽ cấu tạo nên những hành vi hợp với lý tưởng. Ngửng đầu lên, bạn, vì nếu trong mỗi cái kén có một con bướm chưa nở, thì trong tâm mỗi ta có một điểm phật, chỉ đợi dịp phát huy.
Người Trung Hoa thiệt khôn. Câu phương ngôn này của họ phải được dán trong nón chúng ta đội: "Người nào không biết mỉm cười, đừng nên mở tiệm". Và khi bàn tới điều kiện mở tiệm, ông Fletcher đã phát ra những tư tưởng này:
Giá trị của nụ cười:
1- Một nụ cười chẳng mất vốn, mà lợi thật nhiều.
2- Một nụ cười không làm nghèo người phát nó nhưng làm giàu người nhận nó.
3- Một nụ cười chỉ nở trong khoảnh khắc, nhưng có khi làm cho ta nhớ tới suốt đời.
4- Kẻ phú quí tới bực nào mà không có nó thì cũng vẫn còn nghèo; còn kẻ nghèo hèn tới đâu, mà sẵn có nó thì vẫn còn cái vốn vô tận.
5- Nụ cười gây hạnh phúc trong gia đình, nó là nguồn gốc những hảo ý trong thương nghiệp và là dấu hiệu của tình bè bạn.
6- Nó bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, nó là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng xuân cho kẻ buồn rầu, và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu.
7- Nụ cười không thể mua được, không thể xin như khất thực được, không mượn được mà cũng không thể ăn cắp được. Vì ta khư khư giữ nó thì nó chẳng có giá trị gì, nhưng nếu ta dùng nó một cách hào phóng thì giá trị nó vô cùng.
8- Cho nên khi bạn gặp một người mệt nhọc, không còn sức tươi cười với bạn được, thì bạn hãy mỉm cười với người đó đi. Vì người nào không còn lấy một nụ cười để tặng kẻ khác, người đó cần nhận một nụ cười hơn ai hết...
Vậy nếu bạn muốn được thương mến, xin nhớ quy tắc thứ hai này:
"Giữ nụ cười trên môi"
Charles Schwab mà trên kia tôi đã kể chuyện, nói rằng nụ cười của ông ta đáng giá một triệu đồng. Số đó còn dưới sự thực, vì tất cả sự thành công lạ lùng của ông đều nhờ tâm tính ông, duyên kín của ông. Mà chính nụ cười quyến rũ của ông lại là khả năng khả ái nhất.
Một buổi tối, tôi được tiếp Maurice Chevalier, danh ca của thế giới. Thú thực là tôi thất vọng. Tôi không ngờ ông ủ rũ, lầm lỳ như vậy, khác hẳn với trí tôi tưởng tượng. Nhưng, bỗng nhiên, ông ta mỉm cười. Rõ ràng là một tia nắng xuyên qua mây mù. Không có nụ cười đó, Maurice Chevalier có lẽ còn đóng bàn ghế ở Paris như ông thân và anh em ông.
Mỉm cười với ai, tức như nói với người đó: "Tôi mến ông... Được gặp ông, tôi vui vẻ lắm... tôi sung sướng lắm...".
Lẽ cố nhiên, nụ cười đó phải chân thật, tự đáy lòng phát ra mới quyến rũ, uỷ lại được người, còn thử nụ cười nhích mép nở ngoài môi, như do một bộ máy phát ra, không lừa được ai hết, chỉ làm cho người ta ghét thôi. Ông chỉ huy nhân viên một cửa hàng lớn ở Nữu Ước nói rằng ông ưa mướn một cô bán hàng học lực sơ đẳng mà nụ cười có duyên hơn là một cô cử nhân văn chương mà mặt lạnh như băng.
Tại sao ta thương loài chó? Tại chúng tung tăng, vui mừng đón rước ta, làm cho ta vui lòng khi thấy chúng.
Nếu không thấy hứng thú khi làm một việc thì không thể làm nên việc đó.
Đã từng có người bắt tay vào việc làm với một lòng hoan hỉ vô biên và vì vậy mà thành công. Nhưng lâu dần quen nghề, lòng hoan hỉ tiêu tan. Người đó chỉ còn làm đủ bổn phận thôi. Rồi tới chán nản. Rồi tới thất bại.
Trong xã giao cũng vậy. Phải hoan hỉ giao du với người thì mới mong người hứng thú giao du với mình.
Tôi đã khuyên cả ngàn thương gia như vầy:
"Các ông luôn trong một tuần lễ, lúc nào cũng mỉm cười, gặp ai cũng mỉm cười... rồi các ông lại đây cho tôi biết kết quả ra sao".
Thì đây kết quả như vầy:
Ông Steinhardt viết thư cho tôi kể:
"Tôi có vợ 18 năm rồi, và trong thời gian đó ít khi tôi mỉm cười với nhà tôi. Từ sáng dậy tới khi đi làm, tôi ít khi nói với nhà tôi quá 12 tiếng. Trong châu thành Nữu ước này, tôi vào hạng người càu nhàu khó chịu nhất.
Nghe lời ông khuyên, tôi thí nghiệm "tuần lễ mỉm cười" và ngay sáng hôm sau, khi rửa mặt, ngó trong gương, tôi tự nhủ phải bỏ cái bộ mặt đưa ma đó đi và quyết chí mỉm cười.
Khi ngồi bàn ăn sáng, tôi hớn hở chào nhà tôi. Nhà tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi giữ luôn như vậy trong hai tháng nay và đã tìm thấy được nhiều hạnh phúc trong gia đình tôi, hơn cả một năm vừa qua.
Bây giờ, gặp người coi thang máy, người giữ cửa, người bán giấy xe, gặp ai tôi cũng chào hoặc mỉm cười. Tôi không chỉ trích ai, chê ai hết, tôi khuyến khích và khen ngợi. Tôi không nói chuyện tôi cho người khác nghe nữa và ráng hiểu những nỗi lòng của người khác. Tôi biến thành một người mới, sung sướng, có lòng từ thiện và được mọi người thương. Hỏi còn có phần thưởng nào quý hơn nữa không?".
Xin bạn nhớ rằng người viết bức thư đó làm trọng mãi (mua bán chứng khoán) ở thị trường chứng khoán Nữu Ước một nghề khó tới nỗi 100 người thì có 99 người thất bại.
Franklin Bettger, một biện sư khéo léo nhất trong nghề bảo hiểm nói với tôi: "Từ lâu, tôi đã hiểu rằng với nụ cười, đi đâu ta cũng được tiếp đón niềm nở hết. Cho nên trước khi vô nhà một thân chủ nào, tôi dừng lại một chút, nghĩ tới tất cả những sung sướng mà trời đã cho tôi. ý nghĩ đó tự nhiên làm nở nụ cười trên môi tôi... và tôi gõ cửa, tươi tỉnh như đóa hoa. Một phần lớn, nhờ có thuật đó mà tôi thành công".
Là vì, giáo sư William James nói: "Hành động cơ hồ theo sau tư tưởng, nhưng sự thực thì cả hai đồng thời phát động. Dùng nghị lực để điều khiển hành động tức là điều khiển những tình cảm một cách gián tiếp...".
Vậy khi mất cái vui rồi, muốn kiếm nó lại thì không cách nào bằng hành động như nó đã trở về với ta rồi... Hạnh phúc của ta không do ngoại vật đem tới mà tự tâm ta phát khởi. Hai người cùng ở một chỗ, cùng làm một nghề, gia sản ngang nhau, địa vị trong xã hội bằng nhau mà một người sướng, một người khổ, là vì đâu? Vì tâm trạng họ khác nhau. Trong số người làm công Trung Hoa, vất vả dưới ánh nắng thiêu người, đổi chén mồ hôi lấy 7 xu mỗi ngày, tôi đã từng thấy nhiều nét mặt vui tươi, như trên mặt các phú ông ở Nữu Ước.
Shakespeare (một thi hào nước Anh) nói: "Không có chi tốt mà cũng chẳng có chi xấu; xấu tốt đều do tưởng tượng mà ra cả".
Abraham Lincoln nghiệm rằng phần nhiều người ta biết an phận mà được sung sướng. Ông nói có lý và tôi đã có dịp nhận rõ sự thực đó:
Một hôm tôi gặp ở Nữu Ước 30 đứa nhỏ tàn tật, chống gậy hay nạng, lết bết leo lên những bực của một nhà ga lớn. Có đứa phải cõng mới lên nổi. Tôi ngạc nhiên nghe chúng vui cười giòn giã. Một người coi sóc chúng giảng cho tôi: "Khi một em đó hiểu rằng mình sẽ tàn tật suốt đời, thì mới đầu như rụng rời, rồi bình tĩnh lại, cam lòng với định mạng, rồi cảm thấy sung sướng hơn những đứa trẻ mạnh".
Tôi kính phục những em nhỏ đó. Các em đã cho tôi một bài học mà tôi sẽ ghi nhớ suốt đời.
Xin các bạn đọc - và nhớ thi hành, vì đọc suông không có kết quả - những lời khuyên chí lý sau này của giáo sư Elbert Hubbard:
"ở nhà ra, bạn ngửng đầu lên, đưa cằm ra; hít đầy phổi không khí và ánh sáng mặt trời; mỉm cười với mọi người và thân ái siết tay người quen biết. Đừng mất thì giờ nghĩ tới kẻ thù của bạn. Ráng vạch rõ trong đầu mục đích bạn muốn đạt và thẳng tiến tới lý tưởng đó. Một khi bạn đã định kỹ những hành vi đẹp đẽ, cao cả, bạn muốn làm thì tự nhiên ngày tháng sẽ đưa cơ hội thuận tiện tới lần lần cho bạn thực hiện được ý bạn...".
Bạn hãy in sâu vào óc hình dung nhân vật có tài năng, trung tin và hữu ích mà bạn muốn trở nên rồi mỗi giờ trôi qua, sức tưởng tượng sẽ lần lần thay đổi bạn cho tới khi thành hẳn nhân vật đó...
Mãnh lực của tư tưởng thật tối cao. Bạn hãy nuôi lấy một tâm trạng quân tử: can đảm, trung chính và vui vẻ. Vì tư tưởng đẹp thì hành vi rất đẹp. Đã ham muốn tất cả phải thành công và lời cầu nguyện nào chân thành cũng được chuẩn hứa. Lý tưởng ủ ấp trong lòng sẽ cấu tạo nên những hành vi hợp với lý tưởng. Ngửng đầu lên, bạn, vì nếu trong mỗi cái kén có một con bướm chưa nở, thì trong tâm mỗi ta có một điểm phật, chỉ đợi dịp phát huy.
Người Trung Hoa thiệt khôn. Câu phương ngôn này của họ phải được dán trong nón chúng ta đội: "Người nào không biết mỉm cười, đừng nên mở tiệm". Và khi bàn tới điều kiện mở tiệm, ông Fletcher đã phát ra những tư tưởng này:
Giá trị của nụ cười:
1- Một nụ cười chẳng mất vốn, mà lợi thật nhiều.
2- Một nụ cười không làm nghèo người phát nó nhưng làm giàu người nhận nó.
3- Một nụ cười chỉ nở trong khoảnh khắc, nhưng có khi làm cho ta nhớ tới suốt đời.
4- Kẻ phú quí tới bực nào mà không có nó thì cũng vẫn còn nghèo; còn kẻ nghèo hèn tới đâu, mà sẵn có nó thì vẫn còn cái vốn vô tận.
5- Nụ cười gây hạnh phúc trong gia đình, nó là nguồn gốc những hảo ý trong thương nghiệp và là dấu hiệu của tình bè bạn.
6- Nó bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, nó là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng xuân cho kẻ buồn rầu, và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu.
7- Nụ cười không thể mua được, không thể xin như khất thực được, không mượn được mà cũng không thể ăn cắp được. Vì ta khư khư giữ nó thì nó chẳng có giá trị gì, nhưng nếu ta dùng nó một cách hào phóng thì giá trị nó vô cùng.
8- Cho nên khi bạn gặp một người mệt nhọc, không còn sức tươi cười với bạn được, thì bạn hãy mỉm cười với người đó đi. Vì người nào không còn lấy một nụ cười để tặng kẻ khác, người đó cần nhận một nụ cười hơn ai hết...
Vậy nếu bạn muốn được thương mến, xin nhớ quy tắc thứ hai này:
"Giữ nụ cười trên môi"
0 nhận xét:
Đăng nhận xét