Your Adsense Link 728 X 15

Phần 07: “Nói giễu Kẻ Xe, nói khoe Kẻ Chối"

Posted by Kenny Phạm 23/6/10 0 nhận xét
Hai làng Kẻ Xe và Kẻ Chối chỉ cách nhau một cánh đồng cùng thuộc địa bàn Việt Yên, tỉnh Bắc Giang nhưng lại là “kỳ phùng địch thủ” của nhau về tài biệt tài ăn nói.
Mỗi khi người của hai làng này gặp nhau thì chắc chắn sẽ có những trận “đấu võ mồm” đến độ có hẳn một câu thành ngữ truyền từ bao đời nay: “Nói giễu Kẻ Xe, nói khoe Kẻ Chối”.
Ngôi chợ nằm giữa Kẻ Xe và Kẻ Chối không chỉ là nơi buôn bán của người dân hai làng mà còn được xem là nơi giao lưu, thi thố tài ăn nói để phân “tài” cao thấp của người dân hai bên. Hầu như ngày nào ở ngôi chợ này cũng diễn ra những trận “thư hùng” nẩy lửa của các bà, các ông và cả những đứa trẻ con “đấu võ… mồm” với nhau.
Buổi sáng ngồi ở quán trà xanh trước cửa chợ, một ông người Kẻ Chối khoe với ông bạn người Kẻ Xe: “Thằng con trai tôi mới làm cái nhà, cả thiên hạ này không nhà ai bằng”. Ông Kẻ Xe thủng thỉnh giễu lại ngay: “Phải, ông chả nói chúng tôi cũng biết không nhà ai bằng được, vì có ai thèm đến đo nhà của nó đâu mà biết”.
Trong chợ, không khí “thi đấu” cũng sôi động không kém. Một bà bán cá người Kẻ Chối đang ngồi khoe với bà bán rau người Kẻ Xe rằng bà ta có người chị ở Mỹ về cho nhiều chiếc mũ rất đẹp: “Cái mũ tôi đội hôm kia là mũ của Ý, đội hôm qua là mũ của Pháp, còn cái đội hôm nay là mũ của Anh”. Bà Kẻ Xe đáp lại: “Không phải, cả ba hôm bà đều đội một thứ mũ là mũ “nổ” đấy chứ”.
Ông Đoàn Văn Mỹ ở làng Kẻ Xe nói: “Người nơi khác đến nghe dân hai làng chúng tôi nói chuyện giễu cợt nhau, cứ ngỡ người hai làng có tư thù gì với nhau. Thật ra, hai làng trước nay liền kề, gốc gác dân hai làng là họ hàng, bà con với nhau cả. Truyền thống xưa nay của người làng Kẻ Chối là nói khoe, tức là bất kể chuyện gì cũng đều được “bốc thơm”, thổi phồng lên để chứng tỏ sự hơn người về mọi mặt của bản thân mình. Ngược lại, người Kẻ Xe cứ mở miệng ra là thế nào cũng có câu giễu cợt người khác. Thế mà vui”.
Đang nói chuyện, có một bà bên làng Kẻ Chối qua nhà ông Mỹ gửi thiệp cưới, mời đi dự đám cưới cậu con trai của bà ấy. Nhân thể, bà ta khoe ngay cô con dâu của mình: “Ông biết mặt nó rồi đấy. Nó mau mắn lắm ông ạ. Lúc nào mặt nó cũng tươi như hoa, lúc no cũng vậy, lúc đói cũng vậy, đúng là “Dù no, dù đói cho tươi. Cái miệng em cười đói cũng như no”. Ông Mỹ gật gù: “Ừ, con dâu bà mặt tươi thật. Cả lúc đang ngủ tôi biết nó cũng cười. Răng nó vẩu chìa mà”.
Người Kẻ Xe và Kẻ Chối hay khoe khoang, khích bác, xỏ xiên nhau là vậy nhưng trai gai hai làng lại rất mê nhau. Nhiều cặp cũng nhờ những lần “đấu võ mồm” rồi thích nhau, yêu nhau và cưới nhau. Vợ chồng ông Hải cũng nên duyên chồng vợ từ những “hội thi nói giễu”. Bà là người Kẻ Xe còn ông người Kẻ Chối. Ông Hải có ba anh trai. Anh cả làm y tá khoa nội, anh thứ hai làm y sỹ khoa răng hàm mặt ở bệnh viện tỉnh, anh thứ ba bán thịt lợn ở chợ huyện. Khi mới quen nhau, ông tự hào khoe với bà: “Hai người anh trai của anh đều thành đạt, làm trưởng khoa cả. Anh cả làm trưởng khoa nội, anh kế làm trưởng khoa răng hàm mặt. Bà đáp ngay: “Nhà anh có đến ba người làm trưởng khoa đấy chứ?”. “Không, anh thứ ba ở nhà bán thịt thôi. “Anh ấy chả làm trưởng khoa “răng hàm lợn” ở chợ huyện là gì?”- bà cười tủm tỉm. Nói kháy nhau như vậy nhưng rồi cũng nên duyên chồng vợ.
Tương truyền ông tổ nói khoe của làng  Kẻ Chối và bà tổ nói giễu của làng Kẻ Xe cũng từng yêu nhau nhưng vì gia đình ngăn cản nên dang dở. Sau đó, hai người mới lập ra hai “trường phái” nói giễu, nói khoe đối đáp với nhau thật ăn ý để mãi nhớ nhau. Ông Hải kể, tháng trước vợ chồng ông cưới vợ cho con. Được hơn tuần lễ, ông nhận xét: “Đứa con dâu tôi chọn thật ý tứ, đẹp người, đẹp nết. Vừa mới về mà công việc trong nhà, ngoài vườn đều đâu ra đấy, không thể chê được”. Bà vợ đáp ngay: “Ông khéo chọn lắm. Nhưng nó làm sao ấy, hễ khi nó nhìn ông thì tôi tưởng nó đang nhìn tôi. Khi nó nhìn tôi thì nó lại bảo đang nhìn chồng nó. Thì ra nó mắt lác, ông thật khéo chọn người lắm…”.
VŨ BÌNH – QUỐC HỘI
=========================
Phía sau "Phố đèn đỏ"
Khu “phố đèn đỏ” (redlight district) Patpong ở Bangkok, Thái Lan, vốn nổi tiếng về “công nghệ tình dục” với hàng trăm nhà thổ, sân khấu sexy show cuốn theo thân phận hàng ngàn cô gái bán thân xác mua vui cho thiên hạ. Phía sau sự cuồng loạn của một trung tâm ăn chơi hàng đầu thế giới là những vòng tay âm thầm chia sẻ, cứu vớt những mảnh đời đáng thương của bao cô gái trẻ đến từ khắp các miền quê đất Thái…
Con đường trụy lạc
TTO - Chiều xuống, khi các văn phòng công sở, nhà máy, công ty ở thủ đô Bangkok đóng cửa là lúc con phố Patpong bắt đầu rực sáng những ánh đèn màu nhấp nháy, mở màn cho những cuộc vui đến quá nửa đêm.
Nằm ở trung tâm Bangkok, Patpong là những con đường nhỏ dài chỉ vài trăm mét cắt ngang hai con đường Silom và Suriwong, với hàng trăm quán bar, tụ điểm massage, quán karaoke ôm, thoát y vũ với những bảng hiệu bằng tiếng Thái, tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật đi kèm hình ảnh các cô gái ăn mặc hở hang trong đủ các tư thế mời gọi.
Chúng tôi thả bộ trên đường Silom, nơi các cô gái mặc đồ hai mảnh nhỏ xíu tràn xuống đường “tiếp thị” với tấm bảng ghi dòng chữ “2000 baht/ lần tàu nhanh!”. Đúng 8 giờ tối, các quán bar vào giờ cao điểm, những sân khấu trình diễn sex show mở màn, bên trong hằng trăm cô gái trẻ thoát y 100% đang uốn éo trên bục nhảy theo điệu nhạc kích động. Sacly, người bạn Thái đi cùng chúng tôi, cho biết: khu Patpong được sự kiểm soát của chính quyền, các cô gái hành nghề ở đây đều phải được chủ chứa khai báo, đăng ký với chính quyền và được khám sức khỏe định kỳ hàng tháng. Người nào không đăng ký sẽ bị trục xuất và chủ chứa vi phạm có thể bị phạt từ vài trăm ngàn đến cả triệu baht. Hàng đêm, cảnh sát tuần tra thường xuyên ở con phố này. Sự kiểm soát không dừng ở đó; một cô gái massage ở hộp đêm Queen cho tôi biết ở đây có hệ thống camera theo dõi khách và nhân viên ngay cả lúc đang “hành sự”!
Gần sáng, những chiếc đèn đỏ nhấp nháy tắt dần. Những cô gái trẻ từ các nhà thổ, hộp đêm xuống đường đón taxi để đi với khách làng chơi hoặc họ khoác tay nhau đi dọc phố trở về nhà; trông họ nhợt nhạt, mệt mỏi, bơ phờ…
VŨ BÌNH và các phóng viên báo TUỔI TRẺ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Blogger news

About




Powered by  MyPagerank.Net

Academics Blogs
Bookmark and Share

Blog Archive