Your Adsense Link 728 X 15

Chia Sẻ Tâm Hồn Và Quà Tặng Cuộc Sống 17

Posted by Kenny Phạm 20/7/10 0 nhận xét
Bài học từ trò chơi ghép hình

Chúng ta không thể mong muốn tất cả mọi thứ sẽ phải hoàn thiện ngay lập tức. Hãy để sự việc thể hiện theo đúng bản chất tự nhiên của chúng.
Khi mọi việc không trôi chảy, hãy nghỉ ngơi đôi chút. Mọi thứ sẽ khác đi khi bạn quay lại.
Đừng quên có lúc bạn phải nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Loay hoay với những mảnh nhỏ chỉ khiến bạn nản chí.
Lòng kiên trì sẽ được đền đáp. Mọi thử thách lớn đều được giải quyết từng bước một.
Mỗi khi gặp bế tắc, hãy chuyển sang một hướng khác. Và sau đó nhớ quay lại.
Việc đầu tiên bạn cần làm là thiết lập đường biên. Có ranh giới, bạn mới cảm nhận được sự an toàn và trật tự.
Đừng ngại thử nhiều cách kết hợp khác nhau. Đôi khi chúng sẽ khít khao đến ngạc nhiên.
Bất kỳ điều gì đáng làm cũng đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Bạn không thể vội vã trước một thách đố lớn.
Hãy dành thời gian để tận hưởng những thành công dù nhỏ bé của mình. Chúng sẽ động viên bạn bước tiếp.
- Khuyết danh
Cuộc đời không phải là tổng thể những gì chúng ta đạt được, mà là những gì chúng ta khao khát vươn tới.
- Jose Ortegay Gasset

Điều gì là thật sự quan trọng?

Cách đây vài năm, tại Đại hội Thể thao dành cho vận động viên khuyết tật tổ chức ở Seattle, có chín vận động viên xếp hàng tại vạch xuất phát để tham dự cuộc thi chạy ngắn 95 mét.
Tất cả đều bị khuyết tật về thể chất hoặc trí não. Khi tiếng súng lệnh xuất phát vang lên, mọi người đều quyết tâm chạy đến đích nhanh nhất để trở thành người thắng cuộc.
Bỗng nhiên, một cậu bé bị trượt chân trên đường chạy. Cậu bị ngã nhiều lần và bật khóc. Tám vận động viên còn lại nghe tiếng khóc của cậu bé nên chạy chậm dần rồi ngừng hẳn. Rồi tất cả cùng quay lại và tiến đến chỗ cậu bé. Một cô bé mắc hội chứng Down cúi xuống hôn cậu bé và nói: "Điều này sẽ làm cậu dễ chịu hơn đấy!" Cuối cùng tất cả chín vận động viên nắm tay nhau và cùng tiến về đích.
Tất cả mọi người có mặt ở sân vận động đồng loạt đứng lên và cất tiếng reo hò các vận động viên trong mười phút liên tục.
- Bob French

Hãy suy ngẫm

Năm 1889, Rudyard Kipling - nhà văn được giải Nobel Văn học năm 1907, đã từng nhận một lá thư từ chối của hội đồng chấm thi San Francisco: "Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông Kipling, nhưng quả thực ông không biết cách sử dụng tiếng Anh."
Winston Churchill từng thi rớt kỳ thi vào lớp sáu. Ông trở thành Thủ tướng của nước Anh khi đã 62 tuổi, sau cả một đời chỉ toàn gặp thất bại. Sự đóng góp lớn nhất của ông là khi ông đã về hưu.
Albert Einstein đến năm lên 4 tuổi mới biết nói, và phải đến năm 7 tuổi mới biết đọc. Thầy giáo đã từng nhận xét về ông như sau: "Chậm phát triển, khó gần, luôn có những ước mơ ngớ ngẩn." Ông từng bị đuổi học và bị từ chối nhận vào trường Bách khoa Zurich.
Louis Pasteur chỉ là một sinh viên bình thường trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp thứ hạng 15/22 ở môn Hóa.
Tướng Douglas MacArthur đã từng bị từ chối gia nhập West Point không chỉ một mà đến hai lần. Đến lần thứ ba, ông mới được chấp nhận và đã lập nhiều chiến công ghi vào sử sách.
Năm 1944, Emmeline Snively, giám đốc của hãng đào tạo  người mẫu Blue Book từng nói với cô người mẫu triển vọng Norma Jean Baker (Marilyn Monroe) rằng: "Cô nên học làm thư ký hay lấy chồng đi thì hơn."
Khi từ chối ban nhạc rock The Beatles của Anh, người quản lý của hãng thu âm Decca đã nói rằng: "Chúng tôi không thích thứ âm nhạc của họ. Mấy nhóm guitar như thế đã lỗi thời rồi!"
Năm 1954, Jimmy Denny, giám đốc của hãng Grand Ole Opry, đã sa thải Elvis Presley chỉ sau một buổi biểu diễn. Ông nói với Presley rằng: "Anh chẳng thể đi đến đâu được. Anh nên quay về lái xe tải đi thì hơn."
Khi Alexander Graham Bell phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên vào năm 1876, nó đã không nhận được sự ủng hộ của mọi người. Tổng thống Rutherford Hayes nói: "Đây quả thực là một phát minh gây ngạc nhiên, nhưng liệu có ai muốn sử dụng nó không?"
Trước khi phát minh ra bóng đèn tròn, Thomas Edison đã tiến hành hơn 2.000 cuộc thử nghiệm. Một phóng viên trẻ hỏi về cảm giác của ông sau khi thất bại quá nhiều lần như vậy. Ông nói: "Tôi chưa bao giờ thấy mình thất bại, dù chỉ một lần. Tôi phát minh ra bóng đèn tròn. Quá trình phát minh này có đến 2.000 bước".
Sau nhiều năm thính lực bị giảm, đến năm 46 tuổi, nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven hoàn toàn không thể nghe được. Bất chấp điều đó, ông vẫn viết được những tuyệt phẩm âm nhạc - gồm năm bản nhạc giao hưởng - vào những năm cuối đời của mình.
- Jack Canfield và Mark Victor Hansen
Thất bại chính là cơ hội để bạn khởi đầu lần nữa một cách hoàn hảo hơn.
- Henry Forda

Nỗi đau sẽ qua đi và cái đẹp ở lại

Dẫu Henri Matisse trẻ hơn Auguste Renoir gần hai mươi tám tuổi, cả hai nhà họa sĩ vĩ đại này luôn là đôi bạn chân tình và gắn bó với nhau. Khi Renoir lâm bệnh và giam mình trong căn nhà suốt hơn 10 năm cuối cùng của cuộc đời, Matisse mỗi ngày đều ghé qua thăm bạn.
Renoir - gần như bị tê liệt bởi chứng bệnh phong thấp rất nặng - vẫn tiếp tục vẽ trong tình trạng đau đớn đó. Một ngày kia, khi quan sát người bạn già làm việc trong phòng vẽ, cố gắng chống lại cơn đau đang giày vò thể xác qua từng nét cọ, Matisse thảng thốt la lên rằng: "Auguste ơi! Tại sao anh không nghỉ ngơi mà cứ vẽ khi phải chịu đau đớn như thế?" Renoir khẽ nhìn bạn, trả lời rằng: "Nỗi đau rồi sẽ qua đi nhưng cái đẹp vẫn còn ở lại".
Và cứ thế gần như cho đến ngày qua đời, Renoir tiếp tục kéo những nhát cọ lên khung vải. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Những người phụ nữ đang tắm, đã được hoàn thành hai năm trước khi ông qua đời, tức là mười bốn năm sau khi ông bắt đầu chịu đựng căn bệnh quái ác này.
- The Best of Bits & Pieces
Sự yếu đuối trong tính cách mới chính là khuyết điểm lớn nhất không thể nào thay đổi được.
- Francois de la Rochefoucald
The beauty remains; The pain passes
Although Henri Matisse was nearly twenty-eight years younger than Auguste Renoir, the two great artists were dear friends and frequent companions. When Renoir was confined to his home during the last decade of his life, Matisse visited him daily. Renoir, almost paralyzed by arthritis, continued to paint in spite of his infirmities.
One day, as Matisse watched the elder painter working in his studio, fighting tortuous pain with each brush stroke, he blurted out: "Auguste, why do you continue to paint when you are in such agony?" Renoir answered simply: "The beauty remains; the pain passes." And so, almost to his dying day, Renoir put paint to canvas. One of his most famous paintings, the Bathers, was completed just two years before his passing, fourteen years after he was stricken by this disabling disease.
- The Best of Bits & Pieces
Weakness of character is the only defeat which cannot be amended.
- Francois de la Rochefoucald
-------------------------------oOo-------------------------------
Nguồn: Condensed Chicken Soup for the Soul - Chia sẻ tâm hồn và quà tặng cuộc sống - First News và NXB Tổng hợp phối hợp ấn hành

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Blogger news

About




Powered by  MyPagerank.Net

Academics Blogs
Bookmark and Share

Blog Archive