PHẦN 3: Dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình - Chương 7&8
15/7/10
0
nhận xét
Chương bảy
Thiện bất chuyên mỹ
Những ý kiến mà bạn tự kiếm thấy, có phải bạn tin hơn là những ý mà người ta đặt trong mâm bạc để dâng bạn không? Nếu bạn hiểu điều đó là đúng mà bạn còn nhất định bắt người khác phải theo ý bạn, chẳng phải là vụng về ư? Biết khéo léo dẫn khởi vài ý rồi để cho người ta tự kết luận lấy, chẳng là khôn hơn ư?
Ông Adolph Seltz, ở Philadelphie, trông nom việc bán xe trong một hãng xe hơi lớn, có một nhóm người giúp việc vừa bất tài, vừa vô quy củ. Ông có bổn phận là gieo hăng hái trong lòng nhóm vô vọng đó. Ông bèn họp cả nhóm, rồi xin họ có nguyện vọng gì, cứ nói thẳng ra, không ngại chi hết, rồi ông sẽ hết sức làm cho họ vừa lòng. Bọn họ bèn yêu cầu này nọ. Đến lượt ông, ông hỏi lại họ: "Bây giờ, các thầy cho tôi biết tôi hy vọng ở các thầy được những gì?". Họ đồng thanh nói:
"Chúng tôi xin trung thành, ngay thẳng, lạc quan, có sáng kiến, hăng hái hợp tác, mỗi ngày làm đủ 8 giờ".
Một người bán hàng chịu nai lưng 14 giờ một ngày nữa. Ông Seltz chép hết những điều họ yêu cầu và những điều họ cam kết trên một tấm bảng đen và ông chuẩn y hết những điều họ ước vọng.
Kết quả là sau cuộc nói chuyện đó, hết thảy mọi người đều làm việc với lòng can đảm và những sáng kiến mới lạ, và số hàng bán tăng lên một cách kỳ dị.
Ông Seltz nói: "Các người giúp việc tôi đều ký kết với tôi một tờ hợp đồng tinh thần và tôi giữ lời của tôi thì họ cũng quyết giữ lời của họ. Tôi chỉ cần hỏi ý họ, đãi họ có thể thống, là tôi muốn gì được nấy".
Chúng ta không ai muốn làm việc một cách bất đắc dĩ, mà muốn rằng công việc của ta hợp với ý nguyện và sở thích của ta. Và mong người khác biết đến những ý tưởng, nhu cầu, ước vọng của ta.
Như trường hợp của ông Eugène Wesson. Ông đã mất ăn hoa hồng hàng ngàn mỹ kim rồi mới hiểu được chân lý đó. Ông là một nghệ sĩ vẽ kiểu cho các nhà sản xuất vải bông và kiểu áo. Đã ba năm, ông kiên tâm xin giúp kiểu cho một nhà chế tạo quan trọng nhất ở Nữu Ước. Nhà chế tạo đó vẫn tiếp ông, nhưng không bao giờ mua giúp ông một kiểu nào hết, chỉ ngắm nghía kỹ những bức vẽ của ông rồi nói:
"Anh Wesson, những kiểu bữa nay không dùng được".
Sau nhiều lần thất bại, ông Wesson hiểu rằng phương pháp của ông dở, và ông đã theo vết xe của người khác rồi. Ông nhất định đi đường khác và bắt đầu nghiên cứu nghệ thuật dẫn dụ người.
ít lâu sau, ông nảy ra một ý. Lựa năm sáu bức phác họa còn dở dang, ông chạy lại nhà chế tạo và nói: "Thưa ông, tôi muốn xin ông giúp tôi một việc. Tôi có vài bức vẽ phác đây; xin ông cho biết tôi nên thêm bớt ra sao để được vừa ý ông".
Nhà chế tạo ngắm nghía hồi lâu không nói nửa lời rồi tuyên bố: "Để tôi suy nghĩ ít bữa".
Ông Wesson nghe lời, ba ngày sau trở lại, vâng theo chỉ bảo của nhà chế tạo, về nhà vẽ theo ý ông ta. Kết quả: tất cả những kiểu đó đều được thu nhận.
Từ đó trở đi, ông Wesson luôn luôn được lãnh vẽ kiểu theo ý nhà chế tạo.
Nhà nghệ sĩ đó nói:
"Tôi hiểu tại sao trong hàng năm trời, tôi đã thất bại. Là vì tôi muốn xui ông ấy mua những bức vẽ, mà tôi cho rằng hợp ý ông. Phải làm ngược lại như vậy mới được. Bây giờ tôi hỏi ý trước; nên ông có cảm tưởng rằng chính ông đã sáng tạo ra kiểu mà quả có vậy thiệt. Tôi không cần phải mất công bán kiểu của tôi, mà chính ông tìm mua những kiểu tự ông đã đặt".
Khi ông Theodore Roosvelt còn làm Thống đốc tỉnh Nữu Ước, đã làm được một thủ đoạn kỳ dị; ông dùng cách ôn hòa khiến thủ lãnh các đảng chánh trị trong tỉnh vui lòng tán thành những cải cách mà trước kia họ phản kháng kịch liệt.
Đây là phương pháp của ông: khi có một ghế quan trọng nào trống, ông mời hết các nhà thủ lãnh lại hỏi, theo ý nên tiến cử ai. Ông Roosevelt nói: "Trước hết, họ được cơ hội tiến cử một đảng viên lão luyện của họ, cho đảng họ thêm vây cánh trong chánh phủ. Tôi trả lời rằng người đó có lẽ không được dân chúng ủng hộ và nếu cử y có lẽ thất sách.
Họ đưa ra một nhân vật khác mà tôi không ưa lắm. Tôi trả lời có lẽ người đó không làm hài lòng sự mong đợi của dân chúng và như vậy dân tình sẽ thất vọng mất; nên tìm một người khác tài năng và tư cách đủ hơn hết để giữ địa vị đó.
Lần thứ ba, họ tiến cử một người khá hơn nhiều, nhưng vẫn chưa được như ý.
Tôi cảm ơn họ và yêu cầu họ gắng sức một lần cuối cùng nữa. Tức thì họ tiến cử một người mà chính ý tôi cũng muốn chọn. Tôi hoan hỉ nhận lời và cám ơn họ đã giúp tôi rất đắc lực. Tôi để họ tin rằng họ đã toàn quyền tiến cử. Rồi tôi chỉ cho họ thấy rằng tôi đã chiều lòng họ, và tôi tin họ sẽ tận tâm báo đáp tôi trong dịp khác.
Và để trả ơn tôi, họ đã tán trợ những cải cách triệt để của tôi về pháp chế".
Xin bạn nhớ kỹ điều này: Roosevelt luôn luôn hỏi ý những người cộng tác và tôn trọng ý kiến của họ. Mỗi lần ông bổ dụng một người vào một địa vị quan trọng, ông để cho thủ lãnh các đảng chính trị tưởng rằng chính họ đã lựa người đó.
Thiện bất chuyên mỹ
Một người bán xe hơi cũ theo học lớp giảng của tôi, cũng dùng phương pháp đó để bán một chiếc xe hơi cho một mối hàng người xứ Tô Cách Lan. Chỉ đã đủ kiểu xe mà khách hàng chẳng vừa ý chiếc nào hết: xe này hở quá, xe kia kín quá, chiếc thì cũ quá, chiếc thì mắc quá, chiếc quái nào cũng mắc quá... Thất vọng, người bán xe lại hỏi ý những bạn theo học lớp giảng của tôi.
Chúng tôi khuyên nên bỏ ý muốn làm cho khách hàng tin theo mình. Nên để cho y tự định đoạt lấy. Đừng tỏ ý kiến của mình ra nữa, trái lại nên hỏi ý kiến của y... Làm cho y tin rằng chính y quyết định chớ không phải ta xúi y.
Người đó theo lời. Gặp nhằm lúc mới mua lại được một chiếc mà có lẽ ông khách keo kia sẽ vừa ý, bèn dùng điện thoại mời ông lại cửa hàng để xin chỉ bảo giùm một việc.
Khi khách hàng tới, người bán xe hỏi: "Ông giúp tôi được một việc không? Tôi biết ông sành về việc mua bán xe hơi lắm. Ông xét và thử giùm chiếc xe này giúp tôi. Và xin ông cho biết, theo ý ông, chừng bao nhiêu tiền thì nên mua".
Mặt khách hàng tươi như hoa. Người ta đã phục tài y, lại hỏi ý kiến y. Y lái xe đi thử một vòng lớn, trở về tuyên bố: "Nếu có thể mua với giá 5.000 đồng thì nên lắm. Giá đó hời".
- Thưa ông, nếu tôi mua được giá đó rồi để lại hầu ông, ông chịu không?
- 5.000 đồng? Thì chịu liền chứ còn gì nữa!
Chiếc xe bán được tức thì vì chính khách hàng đã tự tính giá lấy.
Cũng nhờ phương pháp đó mà một hãng sản xuất máy chiếu quang tuyến X., bán được máy cho một trong những nhà thương lớn nhất ở Brooklyn. Nhà thương đó muốn mở một phòng chiếu quang tuyến tinh hảo nhất trong nước Mỹ. Bác sĩ L. là người được giao trách nhiệm đảm đương công việc đó bị những nhà thay mặt đủ các hiệu máy lại quấy rầy. Họ thi nhau ca tụng máy của họ.
Nhưng có một nhà sản xuất khôn khéo hơn họ nhiều vì ông ta đã thâm hiểu khoa dẫn dụ người. Ông viết bức thư này cho bác sĩ L:
"Xưởng chúng tôi mới phát minh một kiểu máy mới để chiếu quang tuyến X. Cửa hàng chúng tôi mới nhận được lô thứ nhất. Chúng tôi biết kiểu chưa được hoàn toàn và muốn sửa chữa lại cho thiệt vừa ý. Cho nên xin Ngài nếu có thì giờ quá bộ lại xem giúp chúng tôi để chỉ bảo cho chúng tôi cách sửa đổi, ngõ hầu được giới chuyên môn thâu dùng, thì chúng tôi đội ơn Ngài lắm.
Vì biết rằng Ngài rất bận việc, nên chúng tôi xin Ngài cho biết giờ nào Ngài có thể gia ân giúp chúng tôi để chúng tôi cho xe lại rước Ngài".
Bác sĩ L. nói: "Tôi nhận được bức thư đó, ngạc nhiên lắm, ngạc nhiên mà cũng vui nữa. Từ trước, chưa có nhà chế tạo nào hỏi ý kiến tôi hết. Bức thư đó làm cho tôi thấy tôi quan trọng. Tuần đó, tôi bận việc lắm, nhưng tôi xin kiếu không dự một bữa tiệc nào để làm vui lòng nhà kỹ nghệ. Tôi lại thử máy, khi xem xét kỹ, tôi thấy máy tốt, có giá trị. Không ai mời tôi mua hết mà tự ý tôi, tôi ngỏ ý mua về dùng trong nhà thương của tôi".
Hồi ông Wilson làm Tổng thống Mỹ quốc, đại tá House đã có rất nhiều ảnh hưởng trong các quyết định của Tổng thống cả trong phạm vi quốc gia lẫn quốc tế. Trong những vấn đề quan trọng nhất. Tổng thống Wilson cũng thường nghe theo đại tá House nhiều hơn cả những nhân viên trong văn phòng Ngài.
Đại tá làm cách nào có ảnh hưởng tới bực đó? Ta nay được biết rõ nhờ đại tá đã kể tâm sự với một người bạn thân như sau: "Khi tôi muốn cho Tổng thống theo ý kiến tôi, tôi làm như vô tình tỏ ý đó ra trước mặt Ngài; tôi gieo hạt giống đó vào trong trí Ngài, và chỉ nói thoáng qua đủ để Ngài nghe thấy và suy nghĩ tới. Lần đầu tiên vì bất ngờ mà tôi thấy giá trị của phương pháp đó: Một bữa, tôi thăm Ngài tại Bạch Cung, tôi bày tỏ một chính sách cần phải áp dụng liền, nhưng xem ý Ngài không thuận. ít ngày sau, trong một bữa cơm chiều, tôi hết sức ngạc nhiên nghe Ngài đưa đề nghị của tôi ra, nhưng bày tỏ hoàn toàn như do sáng kiến của Ngài mà ra vậy!".
Lúc đó, đại tá có la lên: "Thưa Tổng thống, thì chính tôi đã khuyên Ngài như vậy không?". Ai kia chứ đại tá House thì không khi nào ngu dại vậy. Ông không cần ai khen ông hết; ông chỉ muốn sao có kết quả là được. Cho nên ông để cho Tổng thống Wilson tưởng rằng chính Ngài đã có quyết định đó. Hơn nữa, trước công chúng, ông còn tuyên bố cho mọi người biết chính Tổng thống đã có sáng kiến mới mẻ ấy.
Chúng ta nên nhớ rằng những người mà ngày mai chúng ta sẽ gặp, cũng có những nhược điểm như Tổng thống Wilson... và ta nên thi hành những phương pháp của đại tá House.
Cách đây hai mươi lăm thế kỷ. Lão Tử đã nói một câu mà độc giả nay còn nên suy nghiệm:
"Nước suối và mưa nguồn đều chảy xuống sông sâu bể cả là vì núi cao mà sông và bể thấp.
Người quân tử muốn tỏ đức với thiên hạ bao giờ cũng tự lùi lại sau.
Cho nên địa vị người quân tử bao giờ cũng vượt thiên hạ, mà thiên hạ không oán cũng không hờn".
Vậy muốn dẫn dụ người khác, xin bạn theo quy tắc thứ bảy là:
"Để cho họ tin rằng họ hành động
hoàn toàn theo sáng kiến của họ".
Ông Adolph Seltz, ở Philadelphie, trông nom việc bán xe trong một hãng xe hơi lớn, có một nhóm người giúp việc vừa bất tài, vừa vô quy củ. Ông có bổn phận là gieo hăng hái trong lòng nhóm vô vọng đó. Ông bèn họp cả nhóm, rồi xin họ có nguyện vọng gì, cứ nói thẳng ra, không ngại chi hết, rồi ông sẽ hết sức làm cho họ vừa lòng. Bọn họ bèn yêu cầu này nọ. Đến lượt ông, ông hỏi lại họ: "Bây giờ, các thầy cho tôi biết tôi hy vọng ở các thầy được những gì?". Họ đồng thanh nói:
"Chúng tôi xin trung thành, ngay thẳng, lạc quan, có sáng kiến, hăng hái hợp tác, mỗi ngày làm đủ 8 giờ".
Một người bán hàng chịu nai lưng 14 giờ một ngày nữa. Ông Seltz chép hết những điều họ yêu cầu và những điều họ cam kết trên một tấm bảng đen và ông chuẩn y hết những điều họ ước vọng.
Kết quả là sau cuộc nói chuyện đó, hết thảy mọi người đều làm việc với lòng can đảm và những sáng kiến mới lạ, và số hàng bán tăng lên một cách kỳ dị.
Ông Seltz nói: "Các người giúp việc tôi đều ký kết với tôi một tờ hợp đồng tinh thần và tôi giữ lời của tôi thì họ cũng quyết giữ lời của họ. Tôi chỉ cần hỏi ý họ, đãi họ có thể thống, là tôi muốn gì được nấy".
Chúng ta không ai muốn làm việc một cách bất đắc dĩ, mà muốn rằng công việc của ta hợp với ý nguyện và sở thích của ta. Và mong người khác biết đến những ý tưởng, nhu cầu, ước vọng của ta.
Như trường hợp của ông Eugène Wesson. Ông đã mất ăn hoa hồng hàng ngàn mỹ kim rồi mới hiểu được chân lý đó. Ông là một nghệ sĩ vẽ kiểu cho các nhà sản xuất vải bông và kiểu áo. Đã ba năm, ông kiên tâm xin giúp kiểu cho một nhà chế tạo quan trọng nhất ở Nữu Ước. Nhà chế tạo đó vẫn tiếp ông, nhưng không bao giờ mua giúp ông một kiểu nào hết, chỉ ngắm nghía kỹ những bức vẽ của ông rồi nói:
"Anh Wesson, những kiểu bữa nay không dùng được".
Sau nhiều lần thất bại, ông Wesson hiểu rằng phương pháp của ông dở, và ông đã theo vết xe của người khác rồi. Ông nhất định đi đường khác và bắt đầu nghiên cứu nghệ thuật dẫn dụ người.
ít lâu sau, ông nảy ra một ý. Lựa năm sáu bức phác họa còn dở dang, ông chạy lại nhà chế tạo và nói: "Thưa ông, tôi muốn xin ông giúp tôi một việc. Tôi có vài bức vẽ phác đây; xin ông cho biết tôi nên thêm bớt ra sao để được vừa ý ông".
Nhà chế tạo ngắm nghía hồi lâu không nói nửa lời rồi tuyên bố: "Để tôi suy nghĩ ít bữa".
Ông Wesson nghe lời, ba ngày sau trở lại, vâng theo chỉ bảo của nhà chế tạo, về nhà vẽ theo ý ông ta. Kết quả: tất cả những kiểu đó đều được thu nhận.
Từ đó trở đi, ông Wesson luôn luôn được lãnh vẽ kiểu theo ý nhà chế tạo.
Nhà nghệ sĩ đó nói:
"Tôi hiểu tại sao trong hàng năm trời, tôi đã thất bại. Là vì tôi muốn xui ông ấy mua những bức vẽ, mà tôi cho rằng hợp ý ông. Phải làm ngược lại như vậy mới được. Bây giờ tôi hỏi ý trước; nên ông có cảm tưởng rằng chính ông đã sáng tạo ra kiểu mà quả có vậy thiệt. Tôi không cần phải mất công bán kiểu của tôi, mà chính ông tìm mua những kiểu tự ông đã đặt".
Khi ông Theodore Roosvelt còn làm Thống đốc tỉnh Nữu Ước, đã làm được một thủ đoạn kỳ dị; ông dùng cách ôn hòa khiến thủ lãnh các đảng chánh trị trong tỉnh vui lòng tán thành những cải cách mà trước kia họ phản kháng kịch liệt.
Đây là phương pháp của ông: khi có một ghế quan trọng nào trống, ông mời hết các nhà thủ lãnh lại hỏi, theo ý nên tiến cử ai. Ông Roosevelt nói: "Trước hết, họ được cơ hội tiến cử một đảng viên lão luyện của họ, cho đảng họ thêm vây cánh trong chánh phủ. Tôi trả lời rằng người đó có lẽ không được dân chúng ủng hộ và nếu cử y có lẽ thất sách.
Họ đưa ra một nhân vật khác mà tôi không ưa lắm. Tôi trả lời có lẽ người đó không làm hài lòng sự mong đợi của dân chúng và như vậy dân tình sẽ thất vọng mất; nên tìm một người khác tài năng và tư cách đủ hơn hết để giữ địa vị đó.
Lần thứ ba, họ tiến cử một người khá hơn nhiều, nhưng vẫn chưa được như ý.
Tôi cảm ơn họ và yêu cầu họ gắng sức một lần cuối cùng nữa. Tức thì họ tiến cử một người mà chính ý tôi cũng muốn chọn. Tôi hoan hỉ nhận lời và cám ơn họ đã giúp tôi rất đắc lực. Tôi để họ tin rằng họ đã toàn quyền tiến cử. Rồi tôi chỉ cho họ thấy rằng tôi đã chiều lòng họ, và tôi tin họ sẽ tận tâm báo đáp tôi trong dịp khác.
Và để trả ơn tôi, họ đã tán trợ những cải cách triệt để của tôi về pháp chế".
Xin bạn nhớ kỹ điều này: Roosevelt luôn luôn hỏi ý những người cộng tác và tôn trọng ý kiến của họ. Mỗi lần ông bổ dụng một người vào một địa vị quan trọng, ông để cho thủ lãnh các đảng chính trị tưởng rằng chính họ đã lựa người đó.
Thiện bất chuyên mỹ
Một người bán xe hơi cũ theo học lớp giảng của tôi, cũng dùng phương pháp đó để bán một chiếc xe hơi cho một mối hàng người xứ Tô Cách Lan. Chỉ đã đủ kiểu xe mà khách hàng chẳng vừa ý chiếc nào hết: xe này hở quá, xe kia kín quá, chiếc thì cũ quá, chiếc thì mắc quá, chiếc quái nào cũng mắc quá... Thất vọng, người bán xe lại hỏi ý những bạn theo học lớp giảng của tôi.
Chúng tôi khuyên nên bỏ ý muốn làm cho khách hàng tin theo mình. Nên để cho y tự định đoạt lấy. Đừng tỏ ý kiến của mình ra nữa, trái lại nên hỏi ý kiến của y... Làm cho y tin rằng chính y quyết định chớ không phải ta xúi y.
Người đó theo lời. Gặp nhằm lúc mới mua lại được một chiếc mà có lẽ ông khách keo kia sẽ vừa ý, bèn dùng điện thoại mời ông lại cửa hàng để xin chỉ bảo giùm một việc.
Khi khách hàng tới, người bán xe hỏi: "Ông giúp tôi được một việc không? Tôi biết ông sành về việc mua bán xe hơi lắm. Ông xét và thử giùm chiếc xe này giúp tôi. Và xin ông cho biết, theo ý ông, chừng bao nhiêu tiền thì nên mua".
Mặt khách hàng tươi như hoa. Người ta đã phục tài y, lại hỏi ý kiến y. Y lái xe đi thử một vòng lớn, trở về tuyên bố: "Nếu có thể mua với giá 5.000 đồng thì nên lắm. Giá đó hời".
- Thưa ông, nếu tôi mua được giá đó rồi để lại hầu ông, ông chịu không?
- 5.000 đồng? Thì chịu liền chứ còn gì nữa!
Chiếc xe bán được tức thì vì chính khách hàng đã tự tính giá lấy.
Cũng nhờ phương pháp đó mà một hãng sản xuất máy chiếu quang tuyến X., bán được máy cho một trong những nhà thương lớn nhất ở Brooklyn. Nhà thương đó muốn mở một phòng chiếu quang tuyến tinh hảo nhất trong nước Mỹ. Bác sĩ L. là người được giao trách nhiệm đảm đương công việc đó bị những nhà thay mặt đủ các hiệu máy lại quấy rầy. Họ thi nhau ca tụng máy của họ.
Nhưng có một nhà sản xuất khôn khéo hơn họ nhiều vì ông ta đã thâm hiểu khoa dẫn dụ người. Ông viết bức thư này cho bác sĩ L:
"Xưởng chúng tôi mới phát minh một kiểu máy mới để chiếu quang tuyến X. Cửa hàng chúng tôi mới nhận được lô thứ nhất. Chúng tôi biết kiểu chưa được hoàn toàn và muốn sửa chữa lại cho thiệt vừa ý. Cho nên xin Ngài nếu có thì giờ quá bộ lại xem giúp chúng tôi để chỉ bảo cho chúng tôi cách sửa đổi, ngõ hầu được giới chuyên môn thâu dùng, thì chúng tôi đội ơn Ngài lắm.
Vì biết rằng Ngài rất bận việc, nên chúng tôi xin Ngài cho biết giờ nào Ngài có thể gia ân giúp chúng tôi để chúng tôi cho xe lại rước Ngài".
Bác sĩ L. nói: "Tôi nhận được bức thư đó, ngạc nhiên lắm, ngạc nhiên mà cũng vui nữa. Từ trước, chưa có nhà chế tạo nào hỏi ý kiến tôi hết. Bức thư đó làm cho tôi thấy tôi quan trọng. Tuần đó, tôi bận việc lắm, nhưng tôi xin kiếu không dự một bữa tiệc nào để làm vui lòng nhà kỹ nghệ. Tôi lại thử máy, khi xem xét kỹ, tôi thấy máy tốt, có giá trị. Không ai mời tôi mua hết mà tự ý tôi, tôi ngỏ ý mua về dùng trong nhà thương của tôi".
Hồi ông Wilson làm Tổng thống Mỹ quốc, đại tá House đã có rất nhiều ảnh hưởng trong các quyết định của Tổng thống cả trong phạm vi quốc gia lẫn quốc tế. Trong những vấn đề quan trọng nhất. Tổng thống Wilson cũng thường nghe theo đại tá House nhiều hơn cả những nhân viên trong văn phòng Ngài.
Đại tá làm cách nào có ảnh hưởng tới bực đó? Ta nay được biết rõ nhờ đại tá đã kể tâm sự với một người bạn thân như sau: "Khi tôi muốn cho Tổng thống theo ý kiến tôi, tôi làm như vô tình tỏ ý đó ra trước mặt Ngài; tôi gieo hạt giống đó vào trong trí Ngài, và chỉ nói thoáng qua đủ để Ngài nghe thấy và suy nghĩ tới. Lần đầu tiên vì bất ngờ mà tôi thấy giá trị của phương pháp đó: Một bữa, tôi thăm Ngài tại Bạch Cung, tôi bày tỏ một chính sách cần phải áp dụng liền, nhưng xem ý Ngài không thuận. ít ngày sau, trong một bữa cơm chiều, tôi hết sức ngạc nhiên nghe Ngài đưa đề nghị của tôi ra, nhưng bày tỏ hoàn toàn như do sáng kiến của Ngài mà ra vậy!".
Lúc đó, đại tá có la lên: "Thưa Tổng thống, thì chính tôi đã khuyên Ngài như vậy không?". Ai kia chứ đại tá House thì không khi nào ngu dại vậy. Ông không cần ai khen ông hết; ông chỉ muốn sao có kết quả là được. Cho nên ông để cho Tổng thống Wilson tưởng rằng chính Ngài đã có quyết định đó. Hơn nữa, trước công chúng, ông còn tuyên bố cho mọi người biết chính Tổng thống đã có sáng kiến mới mẻ ấy.
Chúng ta nên nhớ rằng những người mà ngày mai chúng ta sẽ gặp, cũng có những nhược điểm như Tổng thống Wilson... và ta nên thi hành những phương pháp của đại tá House.
Cách đây hai mươi lăm thế kỷ. Lão Tử đã nói một câu mà độc giả nay còn nên suy nghiệm:
"Nước suối và mưa nguồn đều chảy xuống sông sâu bể cả là vì núi cao mà sông và bể thấp.
Người quân tử muốn tỏ đức với thiên hạ bao giờ cũng tự lùi lại sau.
Cho nên địa vị người quân tử bao giờ cũng vượt thiên hạ, mà thiên hạ không oán cũng không hờn".
Vậy muốn dẫn dụ người khác, xin bạn theo quy tắc thứ bảy là:
"Để cho họ tin rằng họ hành động
hoàn toàn theo sáng kiến của họ".
Chương tám
Quy tắc này sẽ giúp bạn làm được những việc dị thường
Xin bạn nhớ điều này: dù người hàng xóm có hoàn toàn lầm lộn nữa thì người đó cũng không tin rằng họ lầm, vậy đừng buộc lỗi họ; kẻ điên nào làm như vậy cũng được. Bạn nên ráng hiểu họ. Như vậy là bạn khôn, có đại độ và có lẽ xuất chúng nữa.
Người hàng xóm đó suy nghĩ và hành động như vậy vì họ có lý của họ. Bạn ráng tìm nguyên nhân sâu kín đó, tự nhiên bạn sẽ hiểu hành vi của họ và có lẽ cả cá tính của họ nữa.
Bạn hãy thành thật gắng tự đặt mình vào địa vị họ mà tự nhủ: "Nếu ta ở vào địa vị họ, ta sẽ có những tình cảm gì, sẽ có những phản động ra sao?". Như vậy bạn đỡ tốn thì giờ và đỡ cả bực tức. Hơn nữa, bạn sẽ tiến được một bước lớn trong nghệ thuật dẫn đạo người.
Một nhà tâm lý viết: "Thử bình tâm tự xét, bạn sẽ thấy điều mâu thuẫn sau này: bạn mê man chú ý tới việc riêng của bạn mà thờ ơ với hết thảy mọi việc trên thế giới. Xin bạn nhớ kỹ rằng trên địa cầu này ai cũng có tính đó hết. Bạn sẽ thấy như Lincoln và Roosevelt rằng muốn thành công trong bất cứ nghề nào - trừ nghề coi ngục - cần phải hiểu quan điểm của người khác".
Một trong những sự giải trí mà tôi ưa nhất, là bách bộ hoặc cưỡi ngựa dạo chơi trong khu rừng gần nhà tôi. Tôi thích cây sồi lắm. Cho nên tôi đau lòng thấy mỗi năm những cây đó bị những đám cháy tàn phá, không phải do tàn thuốc mà do sự vô ý của tụi con nít chơi nghịch trong rừng, bắt chước dân lạc hậu, xếp đá làm ông táo để nấu nướng. Có khi cháy lan rộng, đến nỗi phải kêu lính chữa lửa tới.
ở ven rừng, có tấm bảng dọa phạt vạ hoặc bỏ tù những kẻ nào vô ý làm cháy rừng, nhưng bảng đặt ở một nơi ít người đi tới, khách du lịch khó thấy được. Cũng có một người kỵ hiến binh đi coi rừng nhưng y không làm tròn phận sự, cho nên những đám cháy vẫn tiếp tục. Một lần tôi chạy lại bảo một người lính rằng có đám cháy, nhưng người đó uể oải trả lời rằng đám cháy không phải ở trong khu của y. Thấy vậy, tôi phải đích thân làm công không cho chính phủ.
Ban đầu, mỗi khi tôi thấy một đám thanh niên đốt lửa cắm trại, tôi vội chạy lại, lo sợ cho những cây quý của tôi. Tôi đe họ nên coi chừng, chứ không thì ngồi tù, vì làm cháy rừng. Nghĩa là tôi nói cho họ giận, không cần tự đặt vào quan điểm của họ. Cho nên họ bất đắc dĩ phải vâng lời, càu nhàu, oán hờn. Và có lẽ, họ chỉ đợi tôi quay lưng đi để nhóm lửa lại, đốt cả khu rừng cho đỡ tức.
May thay, lần lần tôi hiểu được bản tính con người và trở nên lịch thiệp hơn, hiểu người hơn, đại lượng hơn. Cho nên khi thấy một bọn trẻ quây quần chung quanh ngọn lửa trại, tôi lại gần nói:
"Vui không các em?... Các em nấu món gì đó?... Hồi nhỏ tôi cũng như các em, cũng thích đốt lửa trong rừng lắm. Mà có lẽ bây giờ tôi vẫn còn thích nữa... Nhưng các em cũng biết: đốt lửa ở đây nguy hiểm lắm... Anh biết, các em có ý tứ, cẩn thận lắm. Nhưng có nhiều kẻ vô ý hơn các em. Họ thấy các em đốt lửa, cũng bắt chước đốt và khi đi thì quên không dập. Rồi lửa bén tới lá khô, leo lên cây. Và nếu chúng ta không cẩn thận, thì khu vườn này không còn lấy một cây... Anh không ra lệnh cho các em đâu, không muốn quấy rầy các em đâu... Thấy các em chơi giỡn, anh vui lắm. Nhưng các em nên dẹp những lá khô này đi, cho nó khỏi bén cháy. Rồi khi đi về, nhớ lấy nhiều đất phủ lên bếp nhé? Các em nghe chứ? Và lần sau, các em nên làm bếp tại đằng xa kia, chỗ lấy cát kia. Như vậy không nguy hiểm... Thôi, cám ơn các em nhiều lắm. Chào các em... và chúc các em chơi vui nhé! .
Kết quả thiệt khác hẳn với lần trước. Bọn trẻ vội vàng làm theo ý tôi. Không càu nhàu, không oán hờn gì hết, vì tôi không bắt chúng vâng lời tôi, tôi xin chúng hợp tác với tôi, chúng hành động là tự ý chúng. Lần này hai bên đều hài lòng vì tôi đã biết trọng quan điểm của chúng.
Lần sau, muốn xin bọn cắm trại có ý tứ một chút cho khỏi cháy rừng, hoặc muốn bán một món hàng hoặc mời một ông bạn dự vào một việc thiện, xin bạn hãy trầm tư một lúc và tự hỏi: "Họ chịu làm điều mình xin họ là vì lẽ gì?". Đành rằng như vậy mất thì giờ một chút, nhưng bạn sẽ được lợi nhiều vô cùng vì bạn sẽ tìm được cách cảm động người đó và ít khó nhọc mà kết quả mỹ mãn hơn nhiều.
Vị giáo sư dạy khoa Thương mãi ở Đại học đường Harvard nói: "Chẳng thà đi bách bộ hai giờ đồng hồ trên vỉa hè trước phòng giấy của một khách hàng để suy nghĩ, còn hơn là bước sồng sộc ngay vào phòng đó mà không biết rõ được mình sẽ nói gì với người ta và không đoán trước được rằng người ta sẽ trả lời mình ra sao?".
Lời đó quan trọng tới nỗi tôi muốn lặp lại một lần nữa:
"Chẳng thà đi bách bộ hai giờ đồng hồ trên vỉa hè trước phòng giấy của một khách hàng để suy nghĩ, còn hơn là bước sồng sộc ngay vào phòng đó mà không biết rõ được mình sẽ nói gì với người ta và không đoán trước được rằng người ta sẽ trả lời mình ra sao?".
Nếu cuốn sách này chỉ giúp bạn được mỗi một điều là làm tăng năng lực hiểu thấu quan điểm của người khác mà không quên quan điểm của bạn, trong bất cứ trường hợp nào, phải, nếu cuốn này chỉ giúp bạn được bấy nhiêu thôi, thì nó cũng đã đánh dấu một quãng đường đầy ý nghĩa trong cuộc đời làm ăn của bạn rồi.
Người hàng xóm đó suy nghĩ và hành động như vậy vì họ có lý của họ. Bạn ráng tìm nguyên nhân sâu kín đó, tự nhiên bạn sẽ hiểu hành vi của họ và có lẽ cả cá tính của họ nữa.
Bạn hãy thành thật gắng tự đặt mình vào địa vị họ mà tự nhủ: "Nếu ta ở vào địa vị họ, ta sẽ có những tình cảm gì, sẽ có những phản động ra sao?". Như vậy bạn đỡ tốn thì giờ và đỡ cả bực tức. Hơn nữa, bạn sẽ tiến được một bước lớn trong nghệ thuật dẫn đạo người.
Một nhà tâm lý viết: "Thử bình tâm tự xét, bạn sẽ thấy điều mâu thuẫn sau này: bạn mê man chú ý tới việc riêng của bạn mà thờ ơ với hết thảy mọi việc trên thế giới. Xin bạn nhớ kỹ rằng trên địa cầu này ai cũng có tính đó hết. Bạn sẽ thấy như Lincoln và Roosevelt rằng muốn thành công trong bất cứ nghề nào - trừ nghề coi ngục - cần phải hiểu quan điểm của người khác".
Một trong những sự giải trí mà tôi ưa nhất, là bách bộ hoặc cưỡi ngựa dạo chơi trong khu rừng gần nhà tôi. Tôi thích cây sồi lắm. Cho nên tôi đau lòng thấy mỗi năm những cây đó bị những đám cháy tàn phá, không phải do tàn thuốc mà do sự vô ý của tụi con nít chơi nghịch trong rừng, bắt chước dân lạc hậu, xếp đá làm ông táo để nấu nướng. Có khi cháy lan rộng, đến nỗi phải kêu lính chữa lửa tới.
ở ven rừng, có tấm bảng dọa phạt vạ hoặc bỏ tù những kẻ nào vô ý làm cháy rừng, nhưng bảng đặt ở một nơi ít người đi tới, khách du lịch khó thấy được. Cũng có một người kỵ hiến binh đi coi rừng nhưng y không làm tròn phận sự, cho nên những đám cháy vẫn tiếp tục. Một lần tôi chạy lại bảo một người lính rằng có đám cháy, nhưng người đó uể oải trả lời rằng đám cháy không phải ở trong khu của y. Thấy vậy, tôi phải đích thân làm công không cho chính phủ.
Ban đầu, mỗi khi tôi thấy một đám thanh niên đốt lửa cắm trại, tôi vội chạy lại, lo sợ cho những cây quý của tôi. Tôi đe họ nên coi chừng, chứ không thì ngồi tù, vì làm cháy rừng. Nghĩa là tôi nói cho họ giận, không cần tự đặt vào quan điểm của họ. Cho nên họ bất đắc dĩ phải vâng lời, càu nhàu, oán hờn. Và có lẽ, họ chỉ đợi tôi quay lưng đi để nhóm lửa lại, đốt cả khu rừng cho đỡ tức.
May thay, lần lần tôi hiểu được bản tính con người và trở nên lịch thiệp hơn, hiểu người hơn, đại lượng hơn. Cho nên khi thấy một bọn trẻ quây quần chung quanh ngọn lửa trại, tôi lại gần nói:
"Vui không các em?... Các em nấu món gì đó?... Hồi nhỏ tôi cũng như các em, cũng thích đốt lửa trong rừng lắm. Mà có lẽ bây giờ tôi vẫn còn thích nữa... Nhưng các em cũng biết: đốt lửa ở đây nguy hiểm lắm... Anh biết, các em có ý tứ, cẩn thận lắm. Nhưng có nhiều kẻ vô ý hơn các em. Họ thấy các em đốt lửa, cũng bắt chước đốt và khi đi thì quên không dập. Rồi lửa bén tới lá khô, leo lên cây. Và nếu chúng ta không cẩn thận, thì khu vườn này không còn lấy một cây... Anh không ra lệnh cho các em đâu, không muốn quấy rầy các em đâu... Thấy các em chơi giỡn, anh vui lắm. Nhưng các em nên dẹp những lá khô này đi, cho nó khỏi bén cháy. Rồi khi đi về, nhớ lấy nhiều đất phủ lên bếp nhé? Các em nghe chứ? Và lần sau, các em nên làm bếp tại đằng xa kia, chỗ lấy cát kia. Như vậy không nguy hiểm... Thôi, cám ơn các em nhiều lắm. Chào các em... và chúc các em chơi vui nhé! .
Kết quả thiệt khác hẳn với lần trước. Bọn trẻ vội vàng làm theo ý tôi. Không càu nhàu, không oán hờn gì hết, vì tôi không bắt chúng vâng lời tôi, tôi xin chúng hợp tác với tôi, chúng hành động là tự ý chúng. Lần này hai bên đều hài lòng vì tôi đã biết trọng quan điểm của chúng.
Lần sau, muốn xin bọn cắm trại có ý tứ một chút cho khỏi cháy rừng, hoặc muốn bán một món hàng hoặc mời một ông bạn dự vào một việc thiện, xin bạn hãy trầm tư một lúc và tự hỏi: "Họ chịu làm điều mình xin họ là vì lẽ gì?". Đành rằng như vậy mất thì giờ một chút, nhưng bạn sẽ được lợi nhiều vô cùng vì bạn sẽ tìm được cách cảm động người đó và ít khó nhọc mà kết quả mỹ mãn hơn nhiều.
Vị giáo sư dạy khoa Thương mãi ở Đại học đường Harvard nói: "Chẳng thà đi bách bộ hai giờ đồng hồ trên vỉa hè trước phòng giấy của một khách hàng để suy nghĩ, còn hơn là bước sồng sộc ngay vào phòng đó mà không biết rõ được mình sẽ nói gì với người ta và không đoán trước được rằng người ta sẽ trả lời mình ra sao?".
Lời đó quan trọng tới nỗi tôi muốn lặp lại một lần nữa:
"Chẳng thà đi bách bộ hai giờ đồng hồ trên vỉa hè trước phòng giấy của một khách hàng để suy nghĩ, còn hơn là bước sồng sộc ngay vào phòng đó mà không biết rõ được mình sẽ nói gì với người ta và không đoán trước được rằng người ta sẽ trả lời mình ra sao?".
Nếu cuốn sách này chỉ giúp bạn được mỗi một điều là làm tăng năng lực hiểu thấu quan điểm của người khác mà không quên quan điểm của bạn, trong bất cứ trường hợp nào, phải, nếu cuốn này chỉ giúp bạn được bấy nhiêu thôi, thì nó cũng đã đánh dấu một quãng đường đầy ý nghĩa trong cuộc đời làm ăn của bạn rồi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét