Phần IV: Sửa tính người mà không làm cho họ phật ý - Chương 3&4
15/7/10
0
nhận xét
Chương Ba
Hãy tự cáo lỗi trước đã
Cách đây vài năm, cháu gái tôi, Joséphine Carnegie, rời quê hương tới làm thư ký cho tôi tại Nữu Ước. Hồi đó cháu 19 tuổi, mới ở trường ra, nghĩa là không có một chút xíu kinh nghiệm nào về thương mãi. Hiện nay cháu đã trở nên một trong những thư ký hoàn toàn nhất mà tôi được biết. Nhưng hồi mới ư?... Hồi mới thì cháu... còn cần phải học rất nhiều.
Một hôm, tôi đã định rầy cháu, nhưng suy nghĩ lại, tự nhủ: "Khoan đã, Dale Carnegie à... Tuổi anh gấp đôi tuổi nó. Anh kinh nghiệm cả vạn lần hơn nó. Anh bắt nó có quan điểm của anh, có trí xét đoán của anh sao được, tuy rằng anh còn tầm thường lắm đấy! Nhớ lại chút coi! Hồi anh 19 tuổi, anh đã làm những chi nhỉ? Anh có nhớ đã làm việc đó... rồi việc đó nữa không...?".
Sau khi cân nhắc kỹ, một cách chân thành và vô tư, tôi phải kết luận rằng cháu Joséphine còn giỏi hơn tôi khi tôi bằng tuổi cháu, mà tôi phải thú nhận rằng như vậy không phải là một lời khen cháu đâu.
Nhưng lần sau, mỗi khi tôi bắt buộc phải rầy cháu, tôi bắt đầu như vầy: "Cháu đã lầm lỗi, nhưng có Trời Phật biết cho, hồi xưa chú còn lầm lỗi nặng hơn cháu nhiều. Phải lớn tuổi mới biết xét đoán được. Hồi chú bằng tuổi cháu, chú vô lý hơn cháu nhiều. Chú đã làm nhiều cái bậy đến nỗi chú không dám chỉ trích một ai hết. Nhưng, cháu thử nghĩ giá làm như vầy, có phải khôn hơn không?...".
Nếu ta khiêm tốn nhận trước rằng ta cũng chẳng hoàn toàn gì rồi mới trách kẻ khác, thì kẻ đó không thấy khó chịu lắm.
Vị Vương hầu khôn khéo Von Bulow đã hiểu phương pháp đó là quan trọng từ năm 1909. Lúc đó ông làm Tể tướng dưới triều Hoàng đế Guillaume II, vị Hoàng đế cuối cùng của nước Đức, ngạo mạn, kiêu căng thường tự khoe rằng lục quân và hải quân của mình đủ sức "đánh tan lũ mèo rừng".
Một chuyện lạ lùng xảy ra, Hoàng đế tuyên bố những lời không thể tưởng tượng được, làm rung động cả châu Âu và vang lên khắp bốn phương trời. Những lời điên rồ hợm hĩnh và vụng dại đó, ông tuyên bố giữa công chúng, trong khi ông qua thăm Anh hoàng; ông lại cho phép tờ báo Anh Daily Telegraph công bố lên mặt báo nữa.
Ông tuyên bố rằng ông là người Đức độc nhất có cảm tình với người Anh, rằng ông sẽ tăng cường hải quân của ông để chống với Nhật Bản, rằng chỉ nhờ sự can thiệp của ông mà Anh quốc mới khỏi bị đè bẹp dưới sự đô hộ của Nga, Pháp, rằng Anh thắng được quân Boers ở Nam Phi là nhờ trận đồ của ông, và còn nhiều hơn nữa...
Từ 100 năm, chưa thấy ông vua nào giữa thời bình mà tuyên bố những lời lạ lùng như vậy. Cả châu Âu giận dữ ồn ào, như bầy ong vẽ vỡ tổ. Nước Anh khích nộ sôi nổi. Các nhà chính trị Đức hoảng sợ. Giữa sự kinh ngạc của mọi người, Hoàng đế đâm hoảng, cậy Vương hầu Von Bulow nhận giùm hết trách nhiệm thay vua. Ông muốn Tể tướng bố cáo rằng chính Tể tướng đã khuyên ông tuyên bố những lời lạ lùng đó.
Von Bulow cãi:
- Tâu Bệ hạ, thần tưởng không một người nào ở Anh cũng như ở Đức, lại có thể tin rằng thần đã khuyên Bệ hạ như vậy được.
Chưa dứt lời thì Von Bulow đã tự biết mình lỡ lời. Hoàng đế đùng đùng cơn giận:
"Thì ngươi nói phắt rằng ngươi coi ta ngu như lừa, đã làm những lỗi mà ngươi, ngươi không khi nào làm!".
Von Bulow biết rằng đáng lẽ phải khen trước đã rồi mới chê, nhưng trễ quá rồi, chỉ còn mỗi một cách vớt vát là: đã lỡ chê trước thì phải khen sau vậy; và năng lực của lời khen thiệt mạnh, kết quả dị thường:
Tể tướng kính cẩn trả lời:
"Thần đâu dám có ý đó. Bệ hạ hơn thần về nhiều phương diện. Không những hơn về vấn đề binh bị và hải quân - điều đó đã đành - mà hơn cả về khoa vật lý học nữa. Thần đã từng khâm phục nghe Bệ hạ giảng về phong vũ biểu, về vô tuyến điện tín hoặc về quang tuyến X nữa. Thần tự thấy xấu hổ, vì chẳng biết chút chi về hóa học và vật lý học, không thể phân tích được một vấn đề giản dị nhất của khoa học. Nhưng bù vào đó, thần cũng biết chút ít về sử ký và có lẽ có vài đức tính khả dĩ có thể dùng được trong chánh trị và ngoại giao".
Hoàng đế tươi như hoa. Von Bulow tự nhún để khen ngợi, biểu dương Người, và Hoàng đế đại xá cho hết, vui vẻ truyền: "Trẫm và ngươi không nên rời nhau. Trẫm đã chẳng nói rằng Trẫm và ngươi bổ sung lẫn cho nhau sao? .
Rồi Hoàng đế siết chặt tay Von Bulow, không phải một mà nhiều lần, Guillaume II đã xúc động tới nỗi, trong ngày đó, có lần giơ hai quả đấm lên nói:
"Nếu kẻ nào đó nói bất kỳ điều gì xúc phạm tới Vương hầu Von Bulow, thì Trẫm sẽ thoi vào mặt nó!".
Von Bulow đã biết chữa lỗi lại liền. Nhưng con cáo già đó cũng đã lầm lỡ; đáng lẽ là phải bắt đầu tự cáo những khuyết điểm của mình và ca tụng Guillaume II đã, thì ông đã lỡ tỏ trước rằng ông chê vua vụng dại không biết giữ gìn lời nói.
Chỉ có vài lời tự nhún và khen ngợi mà Von Bulow đã làm cho một ông vua kiêu căng đương bị xúc phạm biến thành một bạn thân, tận tâm với mình. Phương pháp đó đối với một vị Hoàng đế còn có hiệu quả như vậy, thì bạn thử tưởng tượng đối với chúng mình đây, còn hiệu quả tới đâu. Sự nhũn nhặn và biết khâm phục, khéo dùng cho vừa phải và đúng trường hợp, giúp chúng ta làm được những việc phi thường trong đời chúng ta.
Vậy muốn thay đổi thái độ của người khác mà không làm cho họ phật ý, giận dữ, bạn phải theo quy tắc thứ ba sau này:
Trước khi chỉ trích ai, bạn hãy tự thú nhận những khuyết điểm của bạn đã".
Một hôm, tôi đã định rầy cháu, nhưng suy nghĩ lại, tự nhủ: "Khoan đã, Dale Carnegie à... Tuổi anh gấp đôi tuổi nó. Anh kinh nghiệm cả vạn lần hơn nó. Anh bắt nó có quan điểm của anh, có trí xét đoán của anh sao được, tuy rằng anh còn tầm thường lắm đấy! Nhớ lại chút coi! Hồi anh 19 tuổi, anh đã làm những chi nhỉ? Anh có nhớ đã làm việc đó... rồi việc đó nữa không...?".
Sau khi cân nhắc kỹ, một cách chân thành và vô tư, tôi phải kết luận rằng cháu Joséphine còn giỏi hơn tôi khi tôi bằng tuổi cháu, mà tôi phải thú nhận rằng như vậy không phải là một lời khen cháu đâu.
Nhưng lần sau, mỗi khi tôi bắt buộc phải rầy cháu, tôi bắt đầu như vầy: "Cháu đã lầm lỗi, nhưng có Trời Phật biết cho, hồi xưa chú còn lầm lỗi nặng hơn cháu nhiều. Phải lớn tuổi mới biết xét đoán được. Hồi chú bằng tuổi cháu, chú vô lý hơn cháu nhiều. Chú đã làm nhiều cái bậy đến nỗi chú không dám chỉ trích một ai hết. Nhưng, cháu thử nghĩ giá làm như vầy, có phải khôn hơn không?...".
Nếu ta khiêm tốn nhận trước rằng ta cũng chẳng hoàn toàn gì rồi mới trách kẻ khác, thì kẻ đó không thấy khó chịu lắm.
Vị Vương hầu khôn khéo Von Bulow đã hiểu phương pháp đó là quan trọng từ năm 1909. Lúc đó ông làm Tể tướng dưới triều Hoàng đế Guillaume II, vị Hoàng đế cuối cùng của nước Đức, ngạo mạn, kiêu căng thường tự khoe rằng lục quân và hải quân của mình đủ sức "đánh tan lũ mèo rừng".
Một chuyện lạ lùng xảy ra, Hoàng đế tuyên bố những lời không thể tưởng tượng được, làm rung động cả châu Âu và vang lên khắp bốn phương trời. Những lời điên rồ hợm hĩnh và vụng dại đó, ông tuyên bố giữa công chúng, trong khi ông qua thăm Anh hoàng; ông lại cho phép tờ báo Anh Daily Telegraph công bố lên mặt báo nữa.
Ông tuyên bố rằng ông là người Đức độc nhất có cảm tình với người Anh, rằng ông sẽ tăng cường hải quân của ông để chống với Nhật Bản, rằng chỉ nhờ sự can thiệp của ông mà Anh quốc mới khỏi bị đè bẹp dưới sự đô hộ của Nga, Pháp, rằng Anh thắng được quân Boers ở Nam Phi là nhờ trận đồ của ông, và còn nhiều hơn nữa...
Từ 100 năm, chưa thấy ông vua nào giữa thời bình mà tuyên bố những lời lạ lùng như vậy. Cả châu Âu giận dữ ồn ào, như bầy ong vẽ vỡ tổ. Nước Anh khích nộ sôi nổi. Các nhà chính trị Đức hoảng sợ. Giữa sự kinh ngạc của mọi người, Hoàng đế đâm hoảng, cậy Vương hầu Von Bulow nhận giùm hết trách nhiệm thay vua. Ông muốn Tể tướng bố cáo rằng chính Tể tướng đã khuyên ông tuyên bố những lời lạ lùng đó.
Von Bulow cãi:
- Tâu Bệ hạ, thần tưởng không một người nào ở Anh cũng như ở Đức, lại có thể tin rằng thần đã khuyên Bệ hạ như vậy được.
Chưa dứt lời thì Von Bulow đã tự biết mình lỡ lời. Hoàng đế đùng đùng cơn giận:
"Thì ngươi nói phắt rằng ngươi coi ta ngu như lừa, đã làm những lỗi mà ngươi, ngươi không khi nào làm!".
Von Bulow biết rằng đáng lẽ phải khen trước đã rồi mới chê, nhưng trễ quá rồi, chỉ còn mỗi một cách vớt vát là: đã lỡ chê trước thì phải khen sau vậy; và năng lực của lời khen thiệt mạnh, kết quả dị thường:
Tể tướng kính cẩn trả lời:
"Thần đâu dám có ý đó. Bệ hạ hơn thần về nhiều phương diện. Không những hơn về vấn đề binh bị và hải quân - điều đó đã đành - mà hơn cả về khoa vật lý học nữa. Thần đã từng khâm phục nghe Bệ hạ giảng về phong vũ biểu, về vô tuyến điện tín hoặc về quang tuyến X nữa. Thần tự thấy xấu hổ, vì chẳng biết chút chi về hóa học và vật lý học, không thể phân tích được một vấn đề giản dị nhất của khoa học. Nhưng bù vào đó, thần cũng biết chút ít về sử ký và có lẽ có vài đức tính khả dĩ có thể dùng được trong chánh trị và ngoại giao".
Hoàng đế tươi như hoa. Von Bulow tự nhún để khen ngợi, biểu dương Người, và Hoàng đế đại xá cho hết, vui vẻ truyền: "Trẫm và ngươi không nên rời nhau. Trẫm đã chẳng nói rằng Trẫm và ngươi bổ sung lẫn cho nhau sao? .
Rồi Hoàng đế siết chặt tay Von Bulow, không phải một mà nhiều lần, Guillaume II đã xúc động tới nỗi, trong ngày đó, có lần giơ hai quả đấm lên nói:
"Nếu kẻ nào đó nói bất kỳ điều gì xúc phạm tới Vương hầu Von Bulow, thì Trẫm sẽ thoi vào mặt nó!".
Von Bulow đã biết chữa lỗi lại liền. Nhưng con cáo già đó cũng đã lầm lỡ; đáng lẽ là phải bắt đầu tự cáo những khuyết điểm của mình và ca tụng Guillaume II đã, thì ông đã lỡ tỏ trước rằng ông chê vua vụng dại không biết giữ gìn lời nói.
Chỉ có vài lời tự nhún và khen ngợi mà Von Bulow đã làm cho một ông vua kiêu căng đương bị xúc phạm biến thành một bạn thân, tận tâm với mình. Phương pháp đó đối với một vị Hoàng đế còn có hiệu quả như vậy, thì bạn thử tưởng tượng đối với chúng mình đây, còn hiệu quả tới đâu. Sự nhũn nhặn và biết khâm phục, khéo dùng cho vừa phải và đúng trường hợp, giúp chúng ta làm được những việc phi thường trong đời chúng ta.
Vậy muốn thay đổi thái độ của người khác mà không làm cho họ phật ý, giận dữ, bạn phải theo quy tắc thứ ba sau này:
Trước khi chỉ trích ai, bạn hãy tự thú nhận những khuyết điểm của bạn đã".
Chương Bốn
Đừng ra lệnh
Một người, trong ba năm làm việc chung một phòng với nhà kinh tế học trứ danh Owen D. Young, người đã lập ra kế hoạch Young, nói rằng không hề nghe thấy ông ra lệnh cho ai hết. Ông Young chỉ bảo, đề nghị, tuyệt nhiên không truyền lệnh. Chẳng hạn không khi nào ông nói: "Làm cái này", "Làm cái kia...", "Đừng làm cái này hay cái kia". Không, ông nói: "Thầy có thể nghiên cứu việc này được...", "Thầy cho rằng như vậy nên không?". Sau khi đọc cho người ta đánh máy một bức thư, ông thường hỏi các người giúp việc ông: "Như vậy được không? Khi người giúp việc trình ông bản thảo một bức thư để xin ông sửa cho, ông chỉ bảo: "Có lẽ nên sửa lại câu này như vầy...".
Luôn luôn ông để cho những người giúp việc ông có nhiều sáng kiến, không bao giờ ông tỏ vẻ bắt buộc họ làm việc này việc nọ theo ý ông, mà ông để họ hành động theo ý họ. Nếu họ lầm lẫn thì là một cơ hội cho họ tự cải.
Một cách đối đãi như vậy làm cho người ta vui lòng tự sửa mình. Lại không làm thương tổn lòng tự ái của người ta, cho người ta nhận thấy sự quan trọng của người ta và như vậy người ta sẽ vui lòng cộng tác với mình, không phản đối mình.
Vậy quy tắc thứ 4 để sửa lỗi người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ là:
"Đừng ra lệnh. Dùng cách đặt câu hỏi để khuyên bảo người ta".
Luôn luôn ông để cho những người giúp việc ông có nhiều sáng kiến, không bao giờ ông tỏ vẻ bắt buộc họ làm việc này việc nọ theo ý ông, mà ông để họ hành động theo ý họ. Nếu họ lầm lẫn thì là một cơ hội cho họ tự cải.
Một cách đối đãi như vậy làm cho người ta vui lòng tự sửa mình. Lại không làm thương tổn lòng tự ái của người ta, cho người ta nhận thấy sự quan trọng của người ta và như vậy người ta sẽ vui lòng cộng tác với mình, không phản đối mình.
Vậy quy tắc thứ 4 để sửa lỗi người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ là:
"Đừng ra lệnh. Dùng cách đặt câu hỏi để khuyên bảo người ta".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét