Phần IV: Sửa tính người mà không làm cho họ phật ý - Chương 7&8
15/7/10
0
nhận xét
Chương Bảy
Vị tri kỷ giả, dụng
Một bà bạn tôi ở Nữu Ước, bà Gent, mướn một người ở gái và hẹn chị ta thứ hai sau lại bắt đầu làm việc. Trong thời gian đó, bà kêu điện thoại hỏi một người chủ cũ về hạnh kiểm của chị ta. Người chủ đó không hài lòng về chị ta lắm... Nhưng khi chị lại, bà Gent nói: "Chị Nellie, hôm nay tôi kêu điện thoại hỏi bà chủ cũ của chị. Bà ấy nói chị ngay thẳng và đứng đắn, giỏi làm bếp và khéo săn sóc trẻ em. Nhưng bà ấy có thêm rằng, chị không siêng năng, nhà không bao giờ lau chùi kỹ. Riêng tôi, tôi tin rằng bà ấy nói quá đáng. Tôi coi người chị cũng biết chị cẩn thận. Chị sửa soạn thật gọn gàng. Tôi chắc rằng chị chăm nom nhà cửa không có chỗ nào đáng chê, cũng như cách ăn bận của chị vậy. Rồi chị coi, chắc chắn chị sẽ vừa ý tôi lắm".
Và mọi sự được vừa ý thiệt. Chị Nellie muốn xứng đáng với lời khen của bà chủ. Và chị xứng đáng thiệt. Nhà cửa sạch bóng. Mỗi ngày chị làm phụ một giờ nữa để cọ, lau, chứ không chịu để cho bà Gent thất vọng.
Ông hội trưởng Công ty Baldwin sản xuất đầu xe lửa nói:
"Những người đã trọng ta, mà ta lại biết mến tài họ, thì dễ chỉ huy họ lắm".
Tóm lại, nếu bạn muốn cho ai phát triển một đức tính nào, bạn nên hành động như đức tính đó đã là một đặc sắc rõ ràng nhất của người đó. Shakespeare nói: "Nếu bạn còn thiếu một đức tính, cứ xử sự như đã có nó rồi". Muốn cải thiện một người, bạn cứ ra vẻ tin người đó có đức tính này đức tính nọ đi. Tỏ ra tin cậy người đó đi, khen họ đi: Họ sẽ gắng sức phi thường để xứng đáng với lời khen của bạn.
Trong cuốn "Ký ức cuộc đời sống chung với Maeterlinck", bà Georgette Leblanc kể chuyện một sự thay đổi dị thường trong đời một cô bé nước Bỉ.
Bà nói: "Tôi ăn cơm tháng tại một khách sạn gần nhà và họ cho một người hầu gái đem lại nhà tôi. Tên chị là "Marie rửa chén" vì hồi mới vô làm, người ta để chị rửa chén. Chị xấu như quỷ, mắt lé, chân đi chữ bát, gây giơ xương, đần độn.
Một hôm, trong khi chị đặt bàn, tôi đột ngột bảo chị:
Chị Marie, chị có rất nhiều chỗ đáng quý, chị có biết không? .
Vì quen giấu tình cảm của mình, chị đứng thừ ra một lúc, câm như hến và trơ như đá. Rồi đặt đĩa lên bàn, chị thở dài, ngây ngô nói: "Thưa bà, thiệt tôi không bao giờ ngờ như vậy". Chị không hỏi thêm một câu, lặng lẽ trở vô bếp và nhắc đi nhắc lại lời tôi đã nói cho mọi người nghe.
Lòng tin của chị mạnh tới nỗi không ai nỡ chế giễu chị, mà từ hôm đó, còn hơi nể chị nữa. Nhưng sự thay đổi lạ lùng nhất, chính là sự biến hóa của thâm tâm chị. Tin chắc rằng chị có nhiều chỗ đáng quý mà không ai biết, chị hăng hái sửa soạn, trau giồi nhan sắc đến nỗi tuổi xuân của chị mà chị quên bẵng đi, trở lại rực rỡ trên nét mặt chị và người ta không thấy chị xấu nữa.
Hai tháng sau, lúc tôi dọn nhà, chị cho tôi hay sắp thành hôn với cháu đầu bếp chánh. Chị ta nói: "Tôi sắp được sang trọng" và cám ơn tôi. Chỉ có một câu ngắn mà thay đổi cả đời chị ta".
Bà Georgette Leblanc đã khen chị Marie và lời khen đó đã thay đổi hẳn người đàn bà đó.
Mới rồi tôi được hầu chuyện một ông giám đốc Công ty "exchange Buffets". Hai mươi sáu tiệm, cao lâu hợp lại thành công ty đó và cùng theo một chính sách đặc biệt, lấy "danh dự" làm trọng.
Trong những tiệm đó, sáng lập từ năm 1885, không bao giờ người ta đưa giấy tính tiền cho khách hàng hết. Bạn muốn kêu món gì thì kêu, ăn xong rồi, bạn tính tiền lấy, rồi khi ra, đem lại quỹ trả. Không kiểm soát gì hết, không có thẻ gì hết.
Tôi ngạc nhiên lắm, hỏi:
"Nhưng ông phải có vài người giám thị chứ? Không thể tin hết thảy các khách ăn được".
- Chúng tôi không có người giám thị nào hết - ông giám đốc trả lời - Có lẽ cũng có người ăn quịt, nhưng chúng tôi không cần biết tới. Chúng tôi chỉ biết rằng chính sách của chúng tôi hẳn có chỗ hay, nếu không thì sao đã thịnh vượng trong nửa thế kỷ nay được?
Tại những cao lâu đó, khách ăn được đãi như người lương thiện, biết trọng danh dự. Cho nên hết thảy, giàu, nghèo, ăn trộm, ăn xin... đều muốn được xứng đáng với lòng tin cậy của chủ tiệm.
Ông Lawes, giám đốc khám Sing Sing còn nói:
"Đối với một quân vô lại, muốn cho được việc, chỉ có mỗi một cách là tỏ vẻ tin cậy nó, đãi nó như một công dân lương thiện và đáng trọng, cứ nhận ngay rằng nó trung thực, đứng đắn. Được bạn tin cậy, nó phỉnh mũi ra và có lẽ gắng sức để được xứng đáng lòng tin đó".
Lời đó hay và đúng đến nỗi tôi muốn nhắc lại đây:
"Đối với một quân vô lại, muốn cho được việc, chỉ có mỗi một cách là tỏ vẻ tin cậy nó, đãi nó như một công dân lương thiện và đáng trọng, cứ nhận ngay rằng nó trung thực, đứng đắn. Được bạn tin cậy, nó phỉnh mũi ra và có lẽ gắng sức để được xứng đáng với lòng tin đó".
Vậy, muốn sửa đổi một người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ:
"Bạn gây cho người ấy một thanh danh rồi họ sẽ gắng sức để được xứng thanh danh đó".
Đó là quy tắc thứ 7.
Và mọi sự được vừa ý thiệt. Chị Nellie muốn xứng đáng với lời khen của bà chủ. Và chị xứng đáng thiệt. Nhà cửa sạch bóng. Mỗi ngày chị làm phụ một giờ nữa để cọ, lau, chứ không chịu để cho bà Gent thất vọng.
Ông hội trưởng Công ty Baldwin sản xuất đầu xe lửa nói:
"Những người đã trọng ta, mà ta lại biết mến tài họ, thì dễ chỉ huy họ lắm".
Tóm lại, nếu bạn muốn cho ai phát triển một đức tính nào, bạn nên hành động như đức tính đó đã là một đặc sắc rõ ràng nhất của người đó. Shakespeare nói: "Nếu bạn còn thiếu một đức tính, cứ xử sự như đã có nó rồi". Muốn cải thiện một người, bạn cứ ra vẻ tin người đó có đức tính này đức tính nọ đi. Tỏ ra tin cậy người đó đi, khen họ đi: Họ sẽ gắng sức phi thường để xứng đáng với lời khen của bạn.
Trong cuốn "Ký ức cuộc đời sống chung với Maeterlinck", bà Georgette Leblanc kể chuyện một sự thay đổi dị thường trong đời một cô bé nước Bỉ.
Bà nói: "Tôi ăn cơm tháng tại một khách sạn gần nhà và họ cho một người hầu gái đem lại nhà tôi. Tên chị là "Marie rửa chén" vì hồi mới vô làm, người ta để chị rửa chén. Chị xấu như quỷ, mắt lé, chân đi chữ bát, gây giơ xương, đần độn.
Một hôm, trong khi chị đặt bàn, tôi đột ngột bảo chị:
Chị Marie, chị có rất nhiều chỗ đáng quý, chị có biết không? .
Vì quen giấu tình cảm của mình, chị đứng thừ ra một lúc, câm như hến và trơ như đá. Rồi đặt đĩa lên bàn, chị thở dài, ngây ngô nói: "Thưa bà, thiệt tôi không bao giờ ngờ như vậy". Chị không hỏi thêm một câu, lặng lẽ trở vô bếp và nhắc đi nhắc lại lời tôi đã nói cho mọi người nghe.
Lòng tin của chị mạnh tới nỗi không ai nỡ chế giễu chị, mà từ hôm đó, còn hơi nể chị nữa. Nhưng sự thay đổi lạ lùng nhất, chính là sự biến hóa của thâm tâm chị. Tin chắc rằng chị có nhiều chỗ đáng quý mà không ai biết, chị hăng hái sửa soạn, trau giồi nhan sắc đến nỗi tuổi xuân của chị mà chị quên bẵng đi, trở lại rực rỡ trên nét mặt chị và người ta không thấy chị xấu nữa.
Hai tháng sau, lúc tôi dọn nhà, chị cho tôi hay sắp thành hôn với cháu đầu bếp chánh. Chị ta nói: "Tôi sắp được sang trọng" và cám ơn tôi. Chỉ có một câu ngắn mà thay đổi cả đời chị ta".
Bà Georgette Leblanc đã khen chị Marie và lời khen đó đã thay đổi hẳn người đàn bà đó.
Mới rồi tôi được hầu chuyện một ông giám đốc Công ty "exchange Buffets". Hai mươi sáu tiệm, cao lâu hợp lại thành công ty đó và cùng theo một chính sách đặc biệt, lấy "danh dự" làm trọng.
Trong những tiệm đó, sáng lập từ năm 1885, không bao giờ người ta đưa giấy tính tiền cho khách hàng hết. Bạn muốn kêu món gì thì kêu, ăn xong rồi, bạn tính tiền lấy, rồi khi ra, đem lại quỹ trả. Không kiểm soát gì hết, không có thẻ gì hết.
Tôi ngạc nhiên lắm, hỏi:
"Nhưng ông phải có vài người giám thị chứ? Không thể tin hết thảy các khách ăn được".
- Chúng tôi không có người giám thị nào hết - ông giám đốc trả lời - Có lẽ cũng có người ăn quịt, nhưng chúng tôi không cần biết tới. Chúng tôi chỉ biết rằng chính sách của chúng tôi hẳn có chỗ hay, nếu không thì sao đã thịnh vượng trong nửa thế kỷ nay được?
Tại những cao lâu đó, khách ăn được đãi như người lương thiện, biết trọng danh dự. Cho nên hết thảy, giàu, nghèo, ăn trộm, ăn xin... đều muốn được xứng đáng với lòng tin cậy của chủ tiệm.
Ông Lawes, giám đốc khám Sing Sing còn nói:
"Đối với một quân vô lại, muốn cho được việc, chỉ có mỗi một cách là tỏ vẻ tin cậy nó, đãi nó như một công dân lương thiện và đáng trọng, cứ nhận ngay rằng nó trung thực, đứng đắn. Được bạn tin cậy, nó phỉnh mũi ra và có lẽ gắng sức để được xứng đáng lòng tin đó".
Lời đó hay và đúng đến nỗi tôi muốn nhắc lại đây:
"Đối với một quân vô lại, muốn cho được việc, chỉ có mỗi một cách là tỏ vẻ tin cậy nó, đãi nó như một công dân lương thiện và đáng trọng, cứ nhận ngay rằng nó trung thực, đứng đắn. Được bạn tin cậy, nó phỉnh mũi ra và có lẽ gắng sức để được xứng đáng với lòng tin đó".
Vậy, muốn sửa đổi một người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ:
"Bạn gây cho người ấy một thanh danh rồi họ sẽ gắng sức để được xứng thanh danh đó".
Đó là quy tắc thứ 7.
Chương Tám
Hãy khuyến khích người
Một ông bạn của tôi, đã bốn chục cái xuân xanh, gần đây mới đính hôn cùng một cô, và vị hôn thê của ông khuyên ông học khiêu vũ - kể cũng hơi trễ!
Sau ông kể lể tâm sự với tôi:
"Trời biết cho rằng tôi nhảy dở hết chỗ nói. Tôi khiêu vũ theo một lối cổ từ hai chục năm về trước. Cô giáo dạy tôi, nói thẳng cho tôi biết rằng phải quên hết những điều cũ đi để bắt đầu học lại từ đầu. Cô làm tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi xin thôi.
Lại học một cô khác. Cô này lấy lòng tôi, có lẽ quá khen tôi một chút, nhưng tôi thích như vậy. Với một giọng tự nhiên, cô nói rằng điệu bộ của tôi có lẽ hơi xưa, nhưng nguyên tắc thì đúng, và muốn học những điệu mới không khó khăn chi hết.
Cô thứ nhất chê tôi mà làm tôi hết muốn học. Cô thứ nhì, trái lại, làm bộ như không thấy những lỗi lầm của tôi mà không ngớt khen những tiến bộ của tôi. Cô nói: "Trời phú cho ông cái giác quan về tiết điệu; ông thiệt là người trời sinh ra để mà khiêu vũ".
Lương tri của tôi bảo tôi rằng trước cũng vậy mà sau này cũng còn như vậy, tôi suốt đời sẽ chỉ là một "thằng" khiêu vũ dở thôi. Nhưng trong thâm tâm tôi, tôi thích tin rằng không biết chừng lời cô đó đúng cũng nên.
Thì cô ta ăn tiền của tôi, phải khen tôi là sự dĩ nhiên... Nhưng nghĩ tới điều đó làm quái gì?
Dù sao đi nữa, từ bữa cô ta cho tôi tin rằng tôi có "giác quan về tiết điệu" thì tôi khiêu vũ khá hơn trước nhiều. Lời đó đã phấn phát tôi, làm cho tôi hy vọng và gắng sức tập tành cho khá thêm lên".
Chê một đứa nhỏ, một đức lang quân hay một người làm công rằng họ đần độn, không có một chút tài năng gì, rằng họ "đầy bị thịt", "đoảng vị", chẳng được việc gì, không hiểu chút chi hết, tức là diệt hết ý muốn tự cải của họ đi.
Nên thử phương pháp ngược lại. Khuyến khích họ nhiều vào; nói rằng công việc dễ làm lắm. Tỏ ra rằng ta tin nơi tài năng họ, rằng họ có tài mà họ không ngờ... và bạn sẽ thấy họ thức suốt đêm để tập tành cho hoàn hảo.
Đó là phương pháp của nhà diễn thuyết Lowell Thomas. Ông đó thực có khiếu, có thiên tài dẫn đạo người. Ông làm cho bạn tự tin. Ông truyền cho bạn lòng tin chắc, sự bạo dạn, sức mạnh, làm cho bạn thay đổi thành một người khác. Mới rồi, tôi đi nghỉ cuối tuần với ông bà Thomas. Trong khi củi cháy lách tách trong lò sưởi, người ta mời tôi đánh bài bridge. Đánh bài "Bridge"? Không! Không, không, không. Tôi không biết đánh! Không biết chút chi hết. Không thể được!
Ông Thomas bảo tôi: "Này anh Dale. Đánh bridge dễ lắm mà. Chỉ cần có trí nhớ và biết suy xét. Anh đã nghiên cứu về trí nhớ. Đó là sở trường của anh. Anh thử chơi đi, anh sẽ mau biết lắm".
Và, tức thì, không kịp nghĩ ngợi gì hết, tôi đã thấy tôi ngồi vào hội, lần đó là lần thứ nhất trong đời tôi. Ông Thomas chỉ bảo tôi rằng tôi có thiên tư về bài, và đánh bài dễ lắm, là tôi liều chơi liền.
Ely Culbertson là vua bài bridge. Những sách ông viết về nó được hoan nghênh nhiệt liệt và dịch ra mười hai thứ tiếng. Mà ông thú với tôi rằng sở dĩ thành một nhà chuyên môn như vậy chỉ nhờ một người đàn bà khuyến khích.
Ông đã thử đủ nghề nhưng chưa bao giờ có ý dạy đánh bài hết. Không những ông đánh bài thấp mà còn ương ngạnh tới nỗi không ai muốn đánh bài với ông.
Hồi đó ông gặp cô Josephine Dillon, trẻ đẹp, làm giáo sư dạy đánh bài "bridge". Ông thương cô và cưới cô. Cô nhận thấy ông phân tích giá trị từng quân bài kỹ lắm, và biểu ông rằng ông có thiên tư kỳ dị và bất ngờ về lối chơi đó. Đó chỉ là lời khen, không hơn không kém, nhưng lời khen đó đã xoay hẳn cục diện đời ông.
Vậy muốn thay đổi thái độ của một người mà không làm cho người ấy phật ý, giận dữ, bạn phải:
"Khuyến khích họ, tức thì lỗi lầm gì cũng dễ sửa, việc khó khăn gì cũng dễ làm".
Đó là quy tắc thứ tám.
Sau ông kể lể tâm sự với tôi:
"Trời biết cho rằng tôi nhảy dở hết chỗ nói. Tôi khiêu vũ theo một lối cổ từ hai chục năm về trước. Cô giáo dạy tôi, nói thẳng cho tôi biết rằng phải quên hết những điều cũ đi để bắt đầu học lại từ đầu. Cô làm tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi xin thôi.
Lại học một cô khác. Cô này lấy lòng tôi, có lẽ quá khen tôi một chút, nhưng tôi thích như vậy. Với một giọng tự nhiên, cô nói rằng điệu bộ của tôi có lẽ hơi xưa, nhưng nguyên tắc thì đúng, và muốn học những điệu mới không khó khăn chi hết.
Cô thứ nhất chê tôi mà làm tôi hết muốn học. Cô thứ nhì, trái lại, làm bộ như không thấy những lỗi lầm của tôi mà không ngớt khen những tiến bộ của tôi. Cô nói: "Trời phú cho ông cái giác quan về tiết điệu; ông thiệt là người trời sinh ra để mà khiêu vũ".
Lương tri của tôi bảo tôi rằng trước cũng vậy mà sau này cũng còn như vậy, tôi suốt đời sẽ chỉ là một "thằng" khiêu vũ dở thôi. Nhưng trong thâm tâm tôi, tôi thích tin rằng không biết chừng lời cô đó đúng cũng nên.
Thì cô ta ăn tiền của tôi, phải khen tôi là sự dĩ nhiên... Nhưng nghĩ tới điều đó làm quái gì?
Dù sao đi nữa, từ bữa cô ta cho tôi tin rằng tôi có "giác quan về tiết điệu" thì tôi khiêu vũ khá hơn trước nhiều. Lời đó đã phấn phát tôi, làm cho tôi hy vọng và gắng sức tập tành cho khá thêm lên".
Chê một đứa nhỏ, một đức lang quân hay một người làm công rằng họ đần độn, không có một chút tài năng gì, rằng họ "đầy bị thịt", "đoảng vị", chẳng được việc gì, không hiểu chút chi hết, tức là diệt hết ý muốn tự cải của họ đi.
Nên thử phương pháp ngược lại. Khuyến khích họ nhiều vào; nói rằng công việc dễ làm lắm. Tỏ ra rằng ta tin nơi tài năng họ, rằng họ có tài mà họ không ngờ... và bạn sẽ thấy họ thức suốt đêm để tập tành cho hoàn hảo.
Đó là phương pháp của nhà diễn thuyết Lowell Thomas. Ông đó thực có khiếu, có thiên tài dẫn đạo người. Ông làm cho bạn tự tin. Ông truyền cho bạn lòng tin chắc, sự bạo dạn, sức mạnh, làm cho bạn thay đổi thành một người khác. Mới rồi, tôi đi nghỉ cuối tuần với ông bà Thomas. Trong khi củi cháy lách tách trong lò sưởi, người ta mời tôi đánh bài bridge. Đánh bài "Bridge"? Không! Không, không, không. Tôi không biết đánh! Không biết chút chi hết. Không thể được!
Ông Thomas bảo tôi: "Này anh Dale. Đánh bridge dễ lắm mà. Chỉ cần có trí nhớ và biết suy xét. Anh đã nghiên cứu về trí nhớ. Đó là sở trường của anh. Anh thử chơi đi, anh sẽ mau biết lắm".
Và, tức thì, không kịp nghĩ ngợi gì hết, tôi đã thấy tôi ngồi vào hội, lần đó là lần thứ nhất trong đời tôi. Ông Thomas chỉ bảo tôi rằng tôi có thiên tư về bài, và đánh bài dễ lắm, là tôi liều chơi liền.
Ely Culbertson là vua bài bridge. Những sách ông viết về nó được hoan nghênh nhiệt liệt và dịch ra mười hai thứ tiếng. Mà ông thú với tôi rằng sở dĩ thành một nhà chuyên môn như vậy chỉ nhờ một người đàn bà khuyến khích.
Ông đã thử đủ nghề nhưng chưa bao giờ có ý dạy đánh bài hết. Không những ông đánh bài thấp mà còn ương ngạnh tới nỗi không ai muốn đánh bài với ông.
Hồi đó ông gặp cô Josephine Dillon, trẻ đẹp, làm giáo sư dạy đánh bài "bridge". Ông thương cô và cưới cô. Cô nhận thấy ông phân tích giá trị từng quân bài kỹ lắm, và biểu ông rằng ông có thiên tư kỳ dị và bất ngờ về lối chơi đó. Đó chỉ là lời khen, không hơn không kém, nhưng lời khen đó đã xoay hẳn cục diện đời ông.
Vậy muốn thay đổi thái độ của một người mà không làm cho người ấy phật ý, giận dữ, bạn phải:
"Khuyến khích họ, tức thì lỗi lầm gì cũng dễ sửa, việc khó khăn gì cũng dễ làm".
Đó là quy tắc thứ tám.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét