Your Adsense Link 728 X 15

Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống - Phần 10

Posted by Kenny Phạm 18/7/10 0 nhận xét
Viên Thị trưởng Nữu Ước, William J.Gaynor là một người như vậy. Ông bị cơ quan ngôn luận phe đối lập cực lực công kích phỉ báng, rồi cuối cùng một kẻ quá khích bắn ông bị thương nặng. Khi được chở đến nhà thương, khi phấn đấu với tử thần, ông đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại: "Mỗi tối, tôi tự nhủ phải tha thứ tội lỗi cho kẻ thù của tôi" Chắc bạn ông ta dã quá lý tưởng, đã tỏ ra mình hiền hậu và hỉ xả một cách quá đáng? Bạn hãy so sánh ông ta với nhà triết học đại tài người Đức, ông Schopenhauer, tác giả cuốn: "Học nghiệm về lạc quan của chủ nghĩa". ÔNg này đã coi đời như một cuộc phiêu lưu vô vị và nặng nhọc, buồn chán lạ thường. Trong thâm tâm ông thất vọng, nhưng vẫn tự nhủ rằng "Phải cố làm sao tránh không oán hận một ai".
Tôi đã có dịp gặp ông Bernard Baruch - viên cố vẫn chính thức của sáu vị Tổng thống Hoa Kỳ: Wilson, Harding, Coolidge, Hoover, Roosevelt và Truman. Tôi hỏi có lần nào ông phải bực tức vì những lời công kích của phe đối lập không thì ông đáp: "Chẳng ai có thể hạ giá trị giá hay làm tức tôi được. Tôi sẽ không để cho họ làm như vậy".
Tôi nhiều lần đứng trong Công viên Quốc gia Jasper ở Gia Nã Đại, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xán lạn của một trong những ngọn núi đẹp nhất Mỹ Châu. Ngọn núi ấy là ngọn Edith Cavell, lấy tên là viên nữ khán hộ người Anh, ngày 12 tháng chạp năm 1915 đã can đảm và bình tĩnh đứng như một thần nữ trước đội quân hành hình Đức. Cô Edith Cavell bị buộc tội chưa chấp, chạy chữa và nuôi tại nhà cô ở Bruxellé một số quân nhân Anh, pháp cùng giúp họ trốn sang Hoà lan. vào buổi sáng mùa đông hôm đó, khi viên cố đạp người Anh vào phòng giam cô tại nhà tù quân sự Bruxelles, cô đã hậu thế đọc và suy nghĩ : "Bây giờ con mới biết lòng yêu nước không đủ làm tinh thần con được thư thái trước khi chết. Còn phải bỏ hết oán hận, hết ý nghĩ chua chát trước khi chết. Con phải bỏ hết oán hận, hết ý nghĩ chua chắt đối với bất cứ ai". Bốn năm sau, thi hài cô đlược chở về Anh và nhà thờ Westmister Abbey đã làm lễ cầu hồn. Ngày nay một pho tượng đá hoa cương được dựng trước phòng Triển lãm Quốc gia - một bức tượng nhắc nhở cho những ai qua lại, một vinh dự hoàn toàn nhất của Anh Cát Lợi. "Bây giờ con mới biết lòng yêu nước không đủ làm tinht hần con thư thái trước chết. Con phải bỏ hết oán hận, hế ý nghĩ chua chát đối với bất cứ ai".
Phương pháp chắc chắn nhất để quên kẻ thù là ta để hết sức lực, trí não phụng sự một chính nghĩa cao cả hơn bản thân ta. Lúc đó, những lời thoá mạ, những hành động của người khác để hại ta sẽ chẳng quan hệ chút nào vì ta đã quyết định bỏ ngoài tai những đièu không trực tiếp liên quan đến chính nghĩa mà ta phụng sự.
Để dẫn giải ý nghĩ này, tôi xin kể một việc xảy ra hồi 1918 trong khoảng rừng bao la xứ Mississipi: một vụ công chúng gia đình ông Lawrence Jones, viên giáo học da đen. Trước đây mấy năm, tôi có đến thăm trường học do ông Lawrence Jones sáng lập, trường Hương Thôn Piney Woods để diễn thuyết trước học sinh. Ngày nay, danh cảu trường này lan truyền khắp trong nước, và những việc toio kể đã xảy ra trong thời kỳ hỗn loạn của trận thế chiến tranh thứ nhất. Hồi đó, tại miền trung Tiểu bang Mississipi, người ta đồn rằng những người Đức đã gieo rắc mầm nổi loạn trong đám dân chúng da đen. Vì ông Lawrence Jones là người da đen, lại là người sáng lập ra nhà trường nói trên và đồng thời là mục sư trong giáo doàn người da đen, nên ông buộc vào tội tích cực hoạt động gây ra cuộc phiến loạn. Một nhóm người da trắng, khi đi qua nhà thờ có thoáng nghe ông Jones lớn tiếng thuyết giáo các con chiên rằng: "Đời là một tranh đấu trong đó mọi người da đen phải vũ trang để chiến đấu lấy sóng còn và thắng lợi".
Vỏ trang! Chiến đấu! chỉ hai chữ ấy là đủ rồi. Những người da trắng nóng nảy kia liền nhảy lên ngựa đi phi báo tin này cho những trại lân cận, rồi cùng họp thành một đám người hò la tiến tới nhà thờ. Họ trong mối dây thòng lọng vào cổ vụ mục sư da đen và kéo lê ông ta trên đường suốt hai cây số đến chỗ hành hình. Đến đây họ đặt ông lên trên một đống cành khố, định đánh diêm đốt. Nhưng bỗng một người trong đám la lên rằng "Bắt lão thuyết giáo một lần nữa rồi hãy bỏ thiêu!" ÔNg Larwrence Jones, đứng lên đống củi, ỏ cổ có múi dây thòng lọng bắt đầu nói về đời ồng và nhất là biện hộ. Ông tốt nghiệp Đại Học đường Iowa vào năm 1907. Lòng trung thành, sự thẳng thắn, trí thông minh, sức và tài chơi nhạc khí của ông đã làm cho thầy bạn mến yêu. Khi tốt nghiệp ông đã tự chối không chịu để một chủ khách sạn gây dựng cho ông và cũng chẳng nhận đề nghị của ông một người bảo hộ âm nhạc. Tại sao vậy? Bởi vì ông vẫn mơ tưởng một diễm ảnh cao xa. Ông đã đọc tiểu sử ông Booker Washington, nên chuyện suốt đời sẽ chuyên tâm giáo huấn những người đồng chủng nghèo khổ và ngu si nhất. Cũng vì muốn theo đuổi mục đích đó, ông đến một vùng chậm tiến nhất trong các tiểu bang miền Nam, một nơi cách Jackon chừng 30 cây số, thuộc tiểu bang Mississipi. Ông cầm chiếc đồng hồ lấy 165 mỹ kim và mở trường dạy học , ngay giữa rừng, lấy một gốc cây làm bàn. Ông lại kể những khó khăn của ông để truyền cho những đứa con traiv à con gái da đen một nền học vấn sơ thiểu, để làm cho chúng sau này trở thành những nông dân, những người thợ máy, những người bếp, những người nội trợ tót. Ông nhắc tên những người da trắng đã giúp ông để lập nên Trường Peney Woods, những người da trắng đã cho đất, và vận dụng làm nhà, lợn, bò, và tiền để ông thi hành chức nghiệp.
Ông Larwrence Jones tiếp tục nói, với giọng thành thật và cảm động, ông nói để biện hộ không phải cho thân ông, mà cho chính nghĩa đang theo đuổi. Ông càng nói, đám người phẫn nộ kia càng nguôi dần. Sau cùng một cựu chiến binh trong trận nội chiến đứng ra tuyên bố: "Tppo nhận thấy người đàn ông trẻ tuổi nầy nói thật. Tôi biết người da trắng mà y đã kể tên. Y quả đã làm việc tốt, và chúng ta đã nhầm mà buộc tội y. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp y chứ không phải là treo cổ y đâu nhé". Nói xong, ông già thi hành ngay, ngả mũ đi tới từ ngừi để quyên tiền giúp ông Larwrence Jones. Tiền quyên được tất cả 52 mỹ kim và không người nào đến chứng kiến vụ hành quyết "con cừu ghẻ da đen này" lại không cho đôi chút.
Sau đó ít lâu, người ta hỏi ông Larwrence Jones có thù oán những người đã kéo lê ông trên đường và chực thiêu sống ông không, ông đáp: "Tôi còn bận chính nghĩa của tôi, còn thì giờ đâu mà thù oán họ. Tôi còn mê mải với một lý tưởng đang giá gấp ngàn lần thể chất tôi. Hơn nữa tôi chẳng bao giờ rảnh để đối đáp với ai, và cũng chẳng bắt tôi phải để tâm thù".
tgr]ớc đây tám thế kỷ, Epictète đã bảo cho người đồng thời hay rằng ai gieo gió sẽ gặt bão và định mệnh bao giờ cũng làm cho những ngừi phạm lỗi phải chịu quả báo về những lỗi lầm của họ. Ông nói: Dần dà, mỗi người sẽ phải trả nợ những hành động vô luân thường đạo lý mà y đã phạm. kẻ nào ghi vào đầu thực lý này sẽ không bao giờ nổi nóng với ai, và sẽ không oán trách, không thoá mạ, không ghét bỏ một người nào hết".
Người bị ghét, bị vu cáo và bị chỉ trích nhiều nhất trong lịch sử Hoa kỳ mà tôi biết là ông Abraham Lincoln. vậy mà theo lời Herdon, người viết tiểu sử Tổng Thống Lincoln, thì ông không bao giờ xét người đồng thời theo cảm tinh hay sự ruồng ghét riêng. Khi cần tìm một nhân vật để giao phó cho một chức vị, ông Lincoln hoàn toàn thoả thuận để cho mọi người đối lập với ông có quyền ra ứng cả cũng như một người thuộc phe ông. Ngay đến khi nhận thấy người đáng giữ chức đí là người hay chỉ trích và vu oan cho mình nhiều nhất, ông cũng giao địa vị đó cho người ấy như một người bạn thân, nếu người bạn này có đủ những điều kiện cần thiết... Toi không hề thấy ông đổi một viên chức chỉ vì khác chánh kiến hay vì tư thù.
Một đôi khi ông Lincoln cũng phải đối phó sự đối kỵ của những người mà chính ông đã đưa lên địa vị cao cấp. Tuy nhiên ông cho rằng: "Ta không thể trách một người đã làm hay không làm việc này, việc kia. CHúng ta ai cũng thừa hưởng những điều kiện sinh sống, những trường hợp xảy ra theo hoàn cảnh trình độ giáo dục và những thói quen. Chính những yếu tố này tự bao giờ đã tích hợp và sẽ tiếp tục tích hợp thành tính tình của ta".
Xét cho cùng, ông Lincoln nói đúng. Nếu bạn và tôi chúng ta cùng thừa hưởng của tổi tiên những đặc điểm về thể chất và tinh thần như những kẻ thù của chúng ta, nếu chúng ta cũng sống như họ, cũng hưởng những hạnh phúc hay những ưu phiền như họ, chắc chúng ta cũng hành động như họ. CHúng ta sẽ không làm khác họ được. Nhà triết ly học Clarence Darron thu gọn thí dụ này trong câu: "Biết rộng tức là hiểu nhiều và khi đã hiểu thì không chỉ trích và buộc tội ai cả".


Chương 14
Nếu bạn làm đúng theo đây thì sẽ không bao giờ buồn vì lòng bạc bẽo của người đời
Mới rồi tôi gặp mọt thương gia ở Texas, đang ngùn ngụt lòng uất hận. Có người cho hay rằng 15 phút sau khi ông gặp ta, tôi sẽ được ông ta kể lể đàu đuôi cho nghe. Quả như vậy. Câu chuyện làm cho ông giận dữ đã xảy ra 11 tháng trước, nhưng mỗi khi nhắc lại ông còn bừng bừng lên. ÔNg không thể quên nó được. Ngày lễ Giáng Sinh ông đã thưởng 34 người giúp việc một số tiền là mười ngàn Mỹ kim - mỗi người khoảng 300 mỹ kim- mà không một người nào cảm ơn ông hết. Ông chua chát phàn nàn: "Tôi ân hận đã thưởng họ. Thiệt một xu cũng không đáng".
Khổng Tử nói: "Một người giận luôn luôn đầu những chất độc". Vị thương gia kia đầy những chất độc đến nỗi tôi thành thự thương hại ông. Ôngkhoảng lục tuần mà các hãng bảo hiểm nhân mạng tính rằng trung bình chúng ta còn được sống khoảng 2/3 thời gian từ bây giờ cho đến khi ta còn 80 tuổi. Vậy ông ta có may mắn thì sống dược khoảng 14 năm nữa thôi. Thế mà chỉ do một chuyện đã qua, ông đã làm phí gần hế một năm vì những oán giận mỉa mai. Thật đáng thương hại!
Đáng lẽ oán hận và thương thân trách phận như vậy, ông nên tự hỏi tại sao ông không được các người làm công cảm ơn. Có thể vì ông trả lương họ quá ít và bắt họ làm nhiều quá. Có thể họ nghĩ rằng tiền thường trong ngày lễ giáng sinh không thiệt phải là tièn thưởng mà chính là một thứ tiền công. Có thể rằng ông hay bắt bẻ quá không ai dám lại gần, nên không ai dám nghĩ tới sự cảm ơn chủ. Cũng có thể họ cho rừng sở dĩ ông thưởng họ vì nếu không thưởng thì số lời cũng phải đem đóng thuế gầ hết thôi.
Về phương diện khác, các người làm công có thể là ích kỷ ti tiểu và thiếu giáo dục. Có thể như thế kia, có thể như thế nọ. Về đièu ấy tôi cũng không biết gì hơn bạn. Nhưng tôi biết rằng bác sĩ Samuel Jonhson nói: "Lòng biết ơn là kết quả của một giáo dục cao đẹp. Hạng thô lỗ không có đức ấy".
Tôi muốn nói: Ông già ấy đã có một lỗi lầm lớn chúng cho cả nhân loại là quá tin ở lòng biết ơn của người khác. Ông thực sự không biết rõ bản tính con người.
Nếu bạn cứu được một mạng người, bạn có mong người đó tỏ lòng mang ơn bạn không? Chắc có. Kìa, Samuel Leibowitz, trước làm luật sư, sau làm toà, đã cứu được 78 người khỏi lên máy điện. Vậy bạn thử đoán có bao nhiêu kẻ thoát chết ấy đã cảm ơn ông ta hoặc chịu khỏ gởi cho ông ta một bức thiệp chúc năm mới? Bao nhiêu? bạn đoán đi... Đúng, đúng như vậy - Không có một người nào hết.
Về vấn đề tiền bạc cũng vậy, đừng hy vọng gì hơn. Charles Schwab nói với tôi có lần ông đã cứu một người giữ tiền ở ngân hàng. Người này thụt két lấy tiền đầu cơ. Ông phải bỏ tiền riêng trả ngân hàng đó để y khỏi ngồi tù. Y có mang ơn ông không? Có, nhưng không lâu. Rồi y trở lại phản ông, tố cáo ông, nói xấu ông, người đã cứu y khỏi khám.
Nếu như cho một người bà con một triệu mỹ kim, bạn có mong người ấy mang ơn bạn không? Chính Andrew Carnegie đã làm việc ấy. Nhưng nếu Andrew sống lại sau khi chết ít lâu, ông sẽ bất bình thấy người bà con đó thoá mạ ông. Tại sao? Tại "lão Andrew sông lại sau khi chết ít lây, ông sẽ bất bình thây người đã cho những hội thiện 365 triệu mỹ kim mà chỉ thí cho bà con được mỗi một triệu bần tiện đó thôi" như lời y nói vậy.
Như vậy đó. Bản tính con ngời thời nào cũng là bản tính con người và trong ời bạn, bạn đừng mong gì nó thay đổi hết. Vậy thì sao không cứ nhận nó đi? Tại sao không có óc thực tế của ông già Marc Aurele, mọt vị anh quân hiền triết nhất của đế quốc La mã. Một hôm ông ấy vào việt nhật ký như vậy: "Hôm nay tôi sắp gặp những kẻ đa ngôn, những kẻ ích kỷ, tự phụ và vô ơn bạc nghĩa. Nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên hoặc bất bình vì tôi không tưởng tượng được một thế giới vắng mặt những hạng ấy".
Lờ đó khôn, phải chăng bạn? Bạn và tôi cứ cằn nhằn về lòng bạc bẽo của loài người, nhưng lỗi về ai? Lỗi của bản tính con người hay lõi ở ta ngu muội, không hiểu biết bản tính đó/ Thôi, đừng mong gì người ta báo ơn mình hết. Như vậy, nếu may mà gặp người nào biết ơn mình thì phải vui thích biết bao không? Còn nếu chẳng may thfi cũng không đến nỗi thất vọng.
Vậy là cái thứ nhất tôi muốn diễn trong chương này: Loài người vong ân là điều rất tự nhiên; vậy chúng ta cứ mong có người đáp ơn ta thì chúng ta sẽ tự rước lấy nhiều nỗi đau lòng.
Tôi quen một người đàn bà ở Nũu ước lúc nào cùng phản nàn về cảnh cô độc. Không một thân thích nào muốn lại gần bà. Điều đó cũng không lạ. Vì nếu bạn lại thăm thì bà ta sẽ kể lể hàng giờ cho bạn nghe đã nuôi nấng gây dựng các cháu mình ra sao, khi họ còn nhỏ. Nào là hầu hạ chúng khi chúng bị bệnh ban, bị quai bị, hoặc ho gà; nào là nuôi nấng chúng hàng năm, nào là giúp cho một đứa học trường thương mại, nào là gã chồng cho một đứa khác.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Blogger news

About




Powered by  MyPagerank.Net

Academics Blogs
Bookmark and Share

Blog Archive