Your Adsense Link 728 X 15

Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống - Phần 13

Posted by Kenny Phạm 18/7/10 0 nhận xét
Chương 17
Định mệnh chỉ cho ta một trái chanh hãy pha thành một ly nước chanh ngon ngọt
Cách đây ít lâu, tôi có dịp gặp ông Robert Mayard Hutchinson, Hiệu trưởng Đại Học đường Chicago. Lẽ cố nhiên, trong lúc nói chuyện, tôi hỏi ông làm cách nào cho khỏi buồn bực. Ông nói bao giờ ông cũng theo lời khuyên bảo của ông bạn Julius Rosenwald, CHủ tịch một xí nghiệp lớn: Định mệnh chỉ cho ta một trái chanh thôi? Được- Ta hãy pah một ly nước chanh.
Phải là một người thông minh, một nhà mô phạm như ông mới có thể xử sự như vậy. Những kẻ ngu ngốc tất phải làm khác hẳn, vì nếu không được định mệnh ban cho một thỏi vàng mà chỉ ban cho một trái chanh, họ sẽ ngồi phịch xuống mà ta thán. Nào: "Còn hòng gì, còn trầy da tróc vẩy làm gì nữa" nào: "thế là hết hy vọng". Rồi oán trời, trách bạn, vò tai kêu đời bất công, thương thân tủi phận. Trái lại, người khôn ngoan, khi thấy mình chỉ được vỏn vẹn một trái chanh nhỏ, sẽ tự nhủ: "Lần thất bại này dạy ta nhiều nhiều hay lắm đấy. Phải làm thế nào cho tình cảm khá hơn bây giờ? Làm cách nào để đổi trái chanh này thành ly nước chanh ngon ngọt chứ?".
Nhà triết lý học Alfred Adler, trọn đời chuyện chú vào công cuộc nghiên cứu những kho tiềm lực nhân loại đã phải nói rằng: "Một trong những đức tính kỳ diệu của con người là ý chí chuyển bại thành thắng".
Tôi xin kể chuyện một người đàn bà đã hiểu và áp dụng phương pháp lấy trái chanh của mình pha thành một ly nước chanh tuyệt ngọt. Đó là chuyện của bà Theha Thompson ở Nữu Ước.
"Trong thời kỳ chiến tranh, chồng bà được bổ nhiệm đến trại huấn luyện, kế bãi sa mạc Mojave thuộc Tâm Mễ Tây Cơ. Bà theo săn sóc chồng. Thật là buồn nản. Ngay này đầu, bà đã ghét vùng này, vì chưa bao giờ bà phải ở một xó đất khổ cực đến thế. Chồng bà suốt ngày lủi thủi trong căn nhà gỗ lụp xụp. Trời thì nóng gần 50 bộ. Bà chẳng có ai ở gần đền nói chuyện cho khuây khoả, ngoài mấy người Mễ Tây Cơ và người da đỏ không biết lấy một câu tiếng Anh. Gió nóng thổi suốt từ sáng đến chiều, khiến cho đồ ăn và cả đến không khí đầy vị cát.
Bà không chịu nổi nữa. Bà than số phận chẳng ra gì và viết thơ cho cha mẹ sẽ quay về Nữu Ước, không thể ở lại cái địa ngục này. Ông cụ thân sinh trả lời vỏn vẹn có hai câu, nhưng thấm thía đến nỗi bà không bao giờ quên được, và hai câu đó thay đổi hẳn đời sống của bà:
Trong một nhà tù, hai người cùng đứng vịn tay vào song sắt; một người chỉ trông thấy một bức tường trơ trụi, còn một người ngửa mặt lên trời, ngắm những vì sao.
Bà đọc những dòng này một lần, hai lần cho đến mười lần rồi tự nhiên thấy hổ thẹn. Bà quyết sẽ tìm cái vui trong tình cảm của bà: bà quyết ngắm sao.
Bà làm thân với thổ dân và đã ngạc nhiên trước cách họ đối lại. Khi bà tỏ ra thích cái gì, món ăn hay vải dệt, họ lập tức mang biết bà những thứ tốt nhất mà chính họ đã từ chối không bán cho các du khách hỏi mua. Bà nghiên cứu những hình thức lạ lùng của cây xương rồng, cây ngọc giá hoa. bà dò xét những cử động, nhưng tính nết của lũ chó vô chử, bà đứng hàng guiwof ngắm mặt trời lặn, huy hoàng và rực rỡ ở bãi sa mạc, bà đi kiếm và tàng trữ những vỏ hến bị vùi sâu dưới cát hàng triệu năm trước, nhưng di tích cuối cùng của thời kỳ mà bãi sa mạc này còn là đáy biển.
Bãi sa mạc không thay đổi, những người da đỏ cũng vậy. Chính bà đã thay đổi, hay nói đúng hơn, tinh thần của bà đã thay đổi, tạo cho bà một thời kỳ thú vị nhất trong đời bà. Cái thế giới bà khám phá ra kích thích bà viết một cuốn sách tả nó.
Bà dã biết nhìn qua song sắt nhà tù và bà đã biết ngắm sao lóng lánh trên trời".
Bà Thehna Thomas đã khám phá ra một sự thực nghìn xưa, đã được dân Hy Lạp đem ra dạy đời, 500 năm trước Thiên Chúa Giáo giáng sinh: "Những cái gì hoàn hảo nhất là những cái khó được nhất".
Cách đây mấy năm, khi tới một vùng hẻo lánh miền Floride, tôi đã làm quen với một trịa chủ. ÔNg ta cũng biết pha một ly nước ngon bằng trai chanh độc., Khi lần đầu thấy khoảng đất mới đã mua được, ông hết sức thất vọng. Đất không màu, trông cây không được mà nuôi heo cũng không được. Chằng cây nào mọc được ở đó, ngoài một cây sồi quắt queo và chẳng vật nào sống ở đó được, trừ hàng đàn rắn độc. Sau ông nghĩ ra một cách làm cho cái khu đất cằn cỗi, phải chủ ấy thành một xí nghiệp phồn thịnh; ông nuôn rắn làm thịt, đóng hộp bán. Lần tới thăm ông, tôi nhận thấy mỗi năm có đến hai vạn du khách đến xem sở nuôi rắn của ông. Công cuộc buôn bán thật là phát đạt. Mỗi tuần, hàng ngàn lo mọc rắn được gởi đi đến những phòng thí nghiệm chuyên môn chế thuốc viên trư nọc rắn độc; da rắn được mia với giá cắt cổ để đóng giày, làm ví bán cho các bà các cố sang trong ở tỉnh thành; còn thịt rắn đóng hộp thì được gởi từng tàu đến những thị trường ở khắp nơi. Tôi có mia được một tấm hình chụp các nhà trong trại, cái làng nhở mới mọc, hãng diện với caí tên "Serphentville, Froride" và gởi nó để biếu người đã biết cách pha một ly nước ngon bằng một trái chanh thật độc.
Trong cuộc tra cứu tâm lý những nhân vật hiện tại và quá khứ của Hoa Kỳ; tôi may mắn gặp được nhiều người đã biết cách "chuyển bại thành thắng".
ÔNg William Bolitho, tác giả cuốn "Mười hai người thắng Thần" tóm tắt nguyên tắc trên này như vầy: "Điều cần thiết ở đời là không phải biết lợi dụng những thát thế mới là điều cần thiết. Muốn được vậy, phải thông minh và chính cái thiên tư đó phân biệt khôn với kẻ ngốc.
ÔNg Bolitho viết câu ấy sau khi bị cưa một chân vì ta nạn xe lửa. Nhưng tôi lại biết một ngừơi mất cả hai chân mà còn thành công trong việc chuyển bất lợi thành thắng lợi:
ÔNg Ben Fortson. Toi quen ông tại Atlanta (tiểu bang Georgie) nơi khách sạn tôi ở. Bước vào thang máy, tôi để ý ngay tới vẻ mãn nguyện và vui cười trên mặt ông. Ông cụt cả hai chân, ngồi trong góc thang máy trên cái ghế có bánh xe. Khi thang ngừng ở một từng nọ, ông xin tôi tránh lối cho ông đẩy ghế ra: "Xin lỗi ông, tôi làm phiền ông quá". ÔNg nói thế, rồi nhếch mép cười, một cái cười hớn hở, đầy nhân hậu.
Suốt mấu giờ liền, tôi cứ nghĩ đến con người tàn tật mà vẻ tự mãn đã lộ ra mặt như vậy. ÔNg vui vẻ thuật lại không chút ngượng ngiụ miệng thỉnh thoảng lại điểm một nụ cười.
Ông gặp tai nạn vào năm 24 tuổi. Một hôm đi chặt những cây sào để về chông dàn đậu, khi chất những cây sào này trên chiếc xe hơi Ford kiểu cổ xong đâu đấy, ông mở máy quay về, thì bỗng một cây sào tuột xuống gầm xe, mắc vào trục bánh lái làm chết cứng tay bánh ngay lúc xe tới một chỗ quẹo khá hẹp. Chiếc xe cứ thế chạy thẳng lên lề cỏ và đâm vào một gốc cây. Bác sĩ khám nghiệm thấy ông bị thương nặng ở xương sống làm hai chân ông liệt hẳn. Từ đó ông muốn tự động phải ngồi trên chiếc ghế có bánh xe.

Tôi hỏi ông làm sao mà chịu đựng tình thế một cách cam đảm như vậy, ông đáp: "Mới đầu tôi cũng khổ lắm, tôi cũng kêu than, cũng thất vọng. Nhưng dần dà năm này qua năm khác, tôi nhận thấy rằng tức giận cũng chẳng ích gì, chỉ thêm chán nản. Những người chung quanh tôi trìu mến những người tàn tật như tôi, thì ít ra tôi cũng phải trìu mến lại họ chứ!".
Khi tôi hỏi ông còn coi nạn kia là một tai hại lớn không ông lập tức đáp không và còn cho đó là một diễm phúc nữa.
Ông giải thích rằng qua thời kỳ đau khổ, ông trấn tĩnh tinh thần và bắt đầu sống trong một thế giới mới. Ông đọc sách và ham mê những áng văn hay.
Mười bốn năm sau, hơn một ngàn cuốn sách đã mở mắt ông trước những chân trời mới và mang thi vị lại cho đời ông. Ngoài ra, ông lại bắt đầu chú trọng tới âm nhạc cổ điển và ông thấy lòng rung động nghe những hoà tấu khúc mà trước kia ông không ưa. Nhất là ông lại có thì giờ suy tưởng. ÔNg nói rằng: "Lần đầu tiên tôi biết nhìn thế giới bằng con mắt của người thông minh, hay hơn nữa, của một triết gia và cũng lần đầu tôi thấy chân giá trị của mọi vật. Tôi bắt đầu hiểu rằng nhiều mục đích tôi theo đuổi từ trước chẳng bõ công chút nào hết".
ÔNg đọc sách và nhiễm được thú nghiên cứu những vấn đề chính trị kinh tế và xã hội. Ông khổ công tra cứu đến nỗi chẳng thấy mấy lúc ông đã có thể diễn thuyệt và thảo luận về những vấn đề đó, dù không lúc nào ông rời chiếc ghế có bánh xe. Ông bắt đầu quen nhiều người, và nhiều người cũng bắt đầu biết ông. Và nay ông Ben Fortson, người tàn tật ấy, là Thống đốc của Tiểu Bang Georrgie!
Ba mươi lăm năm làm nghề dạy người lớn ở Nữu Ước, tôi nhận thấy một phần đông học trò của tôi tiếc đã không được xuất thân do một Đại học đường. Họ cho rằng không được mài đũng quần ghế một Đại Học đường là một điều bất lợi. Điều đó chỉ đúng một phần thôi vì tôi biết nhiều người địa vị rất cao mà không hề đặt chân vào một trường Đại Học. Vì vậy, nhiều lần tôi kể cho họ nghe chuyện một ông không được học hết những lớp sơ đẳng trường làng mà cũng nên danh. Ông là con một nhà cực nghèo. Khi cha ông qua đời, các bạn bè phải góp tiền lại mua giúp cho cỗ quan tài. Còn mẹ ông phải đi làm mười giờ một ngày tại một xưởng máy chế dù. Không những vậy, bà lại còn đem việc về nhà làm thêm đến tận nửa đêm.
Tuy sinh sống trong cảnh bần bàn, nhưng từ nhỏ, ông đã rất ham mê đóng kịch. ÔNg gia nhập một gánh hát tài tử do linh mục làng ông điều khiển. Mặc dầu duễn trước một số công chúng ít ỏi, nhưng được trầm trồ khen ngợi, ông cũng cảm thấy khoái trá mênh mông, nên nhất định sẽ trở thành một diễn giả. Rồi từ một diễn giả về những vấn đề thuộc kịch trường, ông trở thành một diễn giả về những vấn đề chính trị. Năm ba mươi tuổi, ông được cử vào Hội đồng lập pháp Tiểu bang Nữu Ước. Nhưng sức học quá thô thiển của ông không xứng với một địa vị khó khăn như vậy. ÔNg phải nghiên cứu tỉ mỉ những bản tài liệu dài và phức tạp khả dĩ đủ hiểu để biết đường mà biểu diễn quyết chống hay thuật. Khi người ta bầu ông vào Uỷ ban kiểm lâm, ông, một người chưa bao giờ trông thấy rừng tất lo sợ. Ông lại ngạc nhiên hơn nữa khi ông biết chút gì về ngành tài chính. ÔNg thú thật với tôi hổi đó ông chán nản đến nỗi muốn xin từ chức ngay, nếu ông khong sợ xấu hổ với mẹ.
Qua cơn thất vọng, ông quyết học 16 giờ một ngày và làm một ly nước ngon bằng quả chanh mà định mệnh đã đưa lại. Thế rồi ông thành công, thành công quá tưởng tượng: từ một chính trị gia còm của địa phương, ông đã trở thành một trong những nhân vật có tiếng nhất Hoa Kỳ, một người mà Nữu Ước thời báo đã gọi là "Công dân thành phố Nữu Ước được nhiều người yêu chuộc nhất".
Người tôi nói tới đây là ông Al Smith, đã giữ chức Thống đốc Tiểu bang Nữu Ước trong bốn nhiệm kỳ liền, một việc tiền khoáng hậy trong lịch sử xứ này. Nắm 1928, khi ông đang làm ứng cử viên của đảng dân chủ trong cuộc tuyển cử Tổng thống, sáu Đại học đường- trong số đó có hai Đại học đường Columbia và Harward - đã ban những bằng danh dự cao nhất cho ông một người chưa học hết cấp sơ đẳng!
Chính ông đã phải công nhận rằng chẳng làm nên công chuyện gì nếu đ ã không học mười sáu giờ một ngày để bù lấp sự thấp kém của mình.
ÔNg Nietzche đã định nghĩa " một người lý tưởng" là: "người khi bị định mạng thử thách, không những đã tỏ ra xuất chúng, mà thời thướng còn thích tìm khó khăn và những trở lực để đương đầu".
Càng nghiên cứu về sự nghiệp những nhân vật tài ba, tôi càng tìm thấy những bằng chứng cho sự tin tưởng cảu tôi rằng phần đông những nhân vật này sở dĩ hơn người, là vì họ ra đời với một điểm bất lợi mà chính điểm bất lợi đó đã kích thích họ cố gắng một cách khác thể đạt tới những mục đích cao cả. Ông William James đã nói: "Những nhược điểm của ta giúp ta một cách không ngờ".
Nếu không bị loà, rất có thể ông Milton chỉ thành một thi sĩ làng nhàng, chớ không phải là thi sĩ đại tài như ngày nay, và cũng rất có thể Beethoven đã không đi tới chỗ tuyệt đối của âm nhạc, nếu ông không điếc.
Sự nghiệp hiển vinh của Helène Keller khác hẳn nhờ vì bà vừa mùa vừa điếc.
Nếu Tchaikovsky không bị định mạng cướp mất hạnh phúc, nếu ông không gặp phải người vợ đa nghi, hay thù oán, loại thần kinh có lẽ chẳng bao giờ ông sáng tác được bản nhạc "Symphonie pathétique", ngàn năm bất diệt.
Dostoiesky và Tolstoi cũng vậy, nếu đời sống của hai ông không đầy rẫy những đau thương, chưa chắc những tác phẩm tuyệt diệu của hai ông đã ra đời.
Charles Darwin, người có những lý thuyết táo tợn đã đảo ngược cả quan niệm khoa học về đời sống ở thế gian này, đã tuyên bố rõ rệt rằng sự tàn tật của ông đã giúp ông một cách bất ngờ. ÔNg nói: "Nếu thân tôi không là cái xác vô dụng, cha chắc tôi dã có sức mạnh tinh thần để biểu mình những lý thuyết của tôi".
Cùng một ngày Darwin sinh ra một túp lều không ai biết đến, ở khu rừng rậm thuộc tiểu bang Kentucky, một đưa nhỏ khác cũng cần cất tiếng chào đời. Cha đứa nhỏ này là lão tiều phu nghèo khó Lincoln, và đưa nhỏ được đặt tên là Abraham. Chính đứa nhỏ này cũng vì khổ cực mà đã sống gắng tự rèn luyện để trở nên người. Nếu Abraham Lincoln sinh vào một gia đình quý phái, được vào học tại Đại học đường Harvard, được hưởng một lạc thú gia đình hoàn toàn, có lẽ ông đã chẳng thốt ra những lợi nhiệt thành, tự đáy lòng, khi ông tái cử Tổng Thống Hoa Kỳ: "Tôi sẽ cố không xử ác với bất cứ ai và sẽ đại lượng, bác ái với mọi người".
Đến đây, ta hãy ngừng lại và rút bài luân lý thực hành của những trường hợp kể trên. Nếu chưa bao giờ bạn làm được ly nước ngon lành bằng trái chanh số phận đã mang lại, thì bạn cũng thử xem nào? Bạn hãy cố gắng, vì rủi có thua, bạn cũng chẳng mất gì, nhưng nếu được thì bạn sẽ vô cùng hạnh phúc. Bạn phải cố gắng vì hai lẽ: một là ít ra bạn còn có cơ thành công, hai là dù thất bại đi chăng nữa, sự cố gắng của bạn để chuyển bại thành thắng đã bắt bạn nhìn thẳng vào tương lai mà quên đi dĩ vãng. Bạn sẽ có những lý tưởng thiết thực và nghị lực sáng tác sẽ trỗi dậy kích thích bạn làm việc, đến nỗi bạn không còn thì giờ mà nghĩ vơ vẩn, bới đống tro tàn của thời qua.

Chương 18
Làm sao trị được bệnh u uất trong 2 tuần
Khi bắt đầu viết cuốn sách này, tôi đặt một giải thưởng 200 mỹ kim cho tác giả nào viết được một truyện ích lợi và hứng thú nhất với nhan đề: "Tôi đã thắng được ưu phiền cách nào?".
Ban giám khảo cuộc thi đó có: Eddie Rickenbacker, Chủ tịch Hãng hàng không Eastern Air Lines, Bác sĩ Stewart, W. Mc. Clelland ở Đại học đường Lincoln Memorial, và H.V. Kaltonborn, Bình phẩm viên của Đài phát thanh Nữu Ước. CHúng tôi nhận được hai truyện tuyệt hay, tới nỗi không sao phân biệt được hơn kém. Bởi vậy chúng tôi chai giải thưởng làm hai.
Truyện dưới đây, của ông C.R. Burton, là một trong hai truyện ấy.
"Má tôi bỏ nhà tôi hồi chín tuổi và ba tôi mất hồi tôi có 12 tuổi. Ba tôi bị bất đắc kỳ tử, còn má toi thì từ bỏ nhà đi, cách đây 19 năm, tôi không được gặp, cả hai đứa em gán nhỏ má tôi dắt theo cũng biệt dạng. Trong bảy năm đầu, tôi không nhận được bức thư nào của mẹ hết. Trước khi ấy, Người có sang chung với một tiệm cà phê trong một tỉnh nhỏ ở Mixssouri, và trong khi người bận đi buôn bán ở nơi khác, thì người bạn kia liền sang tiệm cà phê lại cho người khác rồi bỏ trốn mất. Một người bạn thân đánh dây thép gọi ba tôi về ngay; và trong khi vội vàng, bà tôi chẳng may bị xe hơi cán ở Salines. Hai người cô tôi, vừa già, vừa nghèo, vừa hay đau, nhận nuôi ba đứa trong số năm anh em chúng tôi. Nhưng không ai chịu nuôi tôi và em tôi hết.
Chúng tôi bơ vơ trong tỉnh. Chúng tôi rất lo bị người đời đãi chúng tôi như thường đã những đứa trẻ mồ côi. Nỗi lo đó hiện thực ngay. Trong một thời gian ngắn, tôi sống nhờ một gia đình nghèo trong tỉnh. Nhưng thời buổi khó khăn, vì ân nhân của tôi mất việc, không muôi tôi tại trại ruộng, cách tỉnh độ 13 cây số. Ông Loftin dắt tôi về nuôi tại trại ruộng, cách tỉnh độ 13 cây. Ông Loftin 70 tuổi và đau, nằm ở giường hoài. Ông biểu tôi: "Hễ không nói dối, không ăn cắp và bảo gì làm nấy thì ở mãi được". Tôi thuộc lời ấy như lời Thánh kinh và theo đúng như vậy. Tôi được đi học, nhưng ngay tuần đầu, mỗi lần trở về nhà, la khóc khổ sở. Những bạn học chọc ghẹo, chế giễu cái mũi lớn của tôi, bảo tôi là đồ ngu và kêu tôi là thằng "mồ côi thò lò mũi xanh". Tức giận quá tôi muốn đánh tụi nó, nhưng ông Loftin khuyên tôi "Biết nhịn và tránh cuộc xô xát, ẩu đả, là có một nghị lực tinh thần lớn lắm". Tôi nhịn cho tới bữa kia một đứa nhở hốt bãi phân gf trong sân trường và ném vào mặt tôi. tôi liền xông vào đánh nó; và đứa khác cho như vậy là đáng kiếp cho thằng nọ và từ đó chúng tôi chơi với nhau.
Tôi lất làm tự đắc có ch chiếc nón mà ông Loftin đã mua cho. Một hôm, một đứa bạn gái lớn giựt nón tôi đang đội, đổ đầy nước vào, thành thử chiếc nón hư. Nó nói "đổ nước như vậy để cho cỏ rác trong đầu óc tôi khỏi khô".
ở trường tôi không bao giờ khóc hết, nhưng về nhà tôi thì sụt sùi kể lể. Rồi một hôm, bà Loftin khuyên tôi một lời mà tôi hết ưu uất, lo buồn và từ đó, kẻ thù của tôi thành bạn thân của tôi. Bà khuyên thế này: "Ralph ơi, bọn đó sẽ không hành hạ con, không gọi là "thằng mồ côi thò lò mũi xanh" nữa, nếu con nghĩ tới chúng và tìm cách giúp chúng".
Tôi theo lời khuyên ấy. Tôi ráng học, chẳng bao lâu đứng đầu lớp mà không hạn nào ganh tị hết, vì tôi đã tìm hết cách giúp họ rồi.
"Tôi giúp nhiều bạn làm bài dịch và bài luận, có khi làm sẵn cả bài cho nữa. Một đứa mắc cỡ không dám cho người nhà hay rằng tôi gà bài cho, nên xin phép má nó đi săn, nhưng lại nhà tôi, buộc chó vào lẫm, rồi nhờ tôi giảng giùm bài học. Tôi chép tập cho một đứa khác và bỏ nhiều buổi tối chỉ toán cho một bạn gái.
Cảnh chết chóc và đau lòng xẩy tới bên hàng xóm. Hai người chủ trại chết, rồi một người bỏ vợ. Trong bốn gia đình, chỏ có tôi là đàn ông. Tôi giúp những người đàn bà goá đó trong hai năm. Khi đi học và lúc ở trường về, tôi ghé vào trại họ, giúp họ bửa củi, vắt sữa bò, cho súc vật ăn uống. Thành thử không ai chế nhạo toio nữa mà cảm tạ tôi. Khi giải ngũ, ở Hải Quân về, tôi được rõ cảm tình của họ. Ngày đầy tiên tới nhà, hơn 200 người lại thăm tôi, có người đi hơn 120 cây số, và lòng họ đối với tôi thiệt chân thành. Vì tôi chịu khó và vui vẻ giúp đỡ người khác cho nên hết sức lo lắng và ưu phiần. Đã 13 năm rồi, không còn ai gọi tôi là "thằng mồ côi thò lò mũi xanh nữa".
Đáng khen thay cho C.R. Burton! Anh đã biết bí quyết đắc nhân tâm và diệt lo, để vui sống.
Bác sĩ Frank Loope cũng vậy. ông tàn tật 23 năm vì chứng sưng khớp xương. Vậy mà ông Withouse ở toà Seattle Star đã viết cho tôi: "Tôi đã lại phỏng vấn bác sĩ Loope nhiền lần. Chưa bao giờ tôi thấy một người vị tha hoặc sung sướng hơn ông ta".
Ông già nằm liệt giường ấy làm cách nào mà sung sướng như vậy? Bạn thử đoán xem. Có phải bằng cách phàn nàn và chỉ trích kẻ khác không? Không... Có phải bằng cách than thân trách phận và muốn được mọi người chú ý tới, săn sóc cho không? Không... Ông sung sướng như vậy chỉ nhờ biết theo đúng châm ngôn của Hoàng xứ Galles: "Tôi phụng sự". Ông kiếm tên và địa chỉ của những người tàn tật khác và viết những bức thư vui vẻ an ủi họ để họ và ông cùng được vui lòng. Sau cùng, ông lập một hội ở khắp nước gọi là "Hội những người bị giam tại nhà".
Nằm trên giường, ông viết trung bình mỗi năm 1.400 bức thư và kiếm sách cùng máy thâu thanh tặng cho hàng ngàn người tàn tật để họ được vui vẻ.
Bác sĩ Loope khác người ở chỗ nào vậy? Chính ở chỗ ông có lòng nhiệt thành của một người có mục đích, có sứ mạng. Ông được biết hoan lạc chính bởi ông phụng sự một lý tưởng cao cả và ý nghĩa hơn cái đời sống đáng lẽ rất tầm thường cảu ông. Ông thiệt không giống ông Show, tự cho mình là trung tâm của vũ trụ và phàn nàn tại sao thế giới không tanaj tuỵ lo hạnh phúc của ông, để cho thân ông phải thành "một cái túi da chứa bệnh tật và âu sầu".
Alffred Adler, nhà trị bệnh thần kinh trứ danh, có nói một câu lạ lùng nhất từ trước tới giờ. Ông biểu những người mang bệnh âu sầu rằng: "Chỉ trong hai tuần là ông hết bệnh, nếu ông theo đúng phương thuốc này: Ráng mỗi ngày kiếm cách làm vui một người naò đó".
Lời ấy có vẻ khó tin quá, cho nên muốn giảng thêm, tôi phải trích hai trang trong cuốn sách rất hay: "ý nghĩa của đời sống phải ra sao? "của bác sĩ Adler. Đây là hai trang đó.
"Bệnh u uất tựa như một thoái oán hờn dai dẳng, chủ ý để được người xung quanh luôn luôn thương hại săn sóc tới mình. Những ký ức hồi nhỏ của một người có bệnh đó đại loại thường có những cử chỉ ích kỷ như vầy: "Tôi nhớ có lần tôi muốn nằm trên giường, nhưng anh tôi đã nằm ỳ trên đó rồi. Tôi la khóc cho tới khi anh tôi phải nhường giường cho tôi".
"Những người u uất thường muốn tự tử và việc cần nhất cảu y sỹ là tránh cho họ phương thuốc đầu tiên này: "Nếu ông không muốn làm việc thì đừng tự bắt buộc phải làm nó". Cốt ý để làm nhẹ bớt tình cảm khẩn trương của họ đi. Phương thuốc ấy dường như giản dị quá, nhưng nó trị được tận căn chứng bệnh. Khi một người mắc chứng bệnh u uất, muốn gì đều được như ý, thì còn trách móc gì ai nữa?
Còn thù oán gì nữa mà mong tự tử để tự trả thù? Tôi nói với họ: "Nếu ông muốn đi coi hát hay muốn đi chơi, cứ đi. Giữa đường ông không muốn đi nữa thì thôi, ngừng lại. Như vậy, họ được thoả lòng hiếu thắng. Họ thấy họ lớn hơn ông Trời, vì muốn làm gì thì làm kia mà! Một mặt khác, họ thường muốn áp chế và trách móc mọi người nhưng nếu ai cũng đồng ý với họ luôn luôn, thì họ còn áp ché ai được nữa? Phương pháp đó có kết quả tốt và chưa bao giờ con bệnh của tôi tự tử hết", cho nên tôi sẵn sàng câu trả lời: "Ông đã không muốn làm gì thì cứ việc nghỉ". Có một đoi khi họ đáp: "Tôi chỉ muốn nằm suốt ngày". Tôi biết nếu để họ nằm ở giường suốt ngày thì chẳng bao lâu họ sẽ khó chịu, không muốn nằm nữa. Bởi vậy tôi chẳng hề cản. Vì nếu ngăn cảm thì họ gây rối liền. Tôi luôn luôn để họ tự tiện. Đó là qui tắc thứ nhất.
"Qui tắc thứ nhì là tấn công trực tiếp cách sống của họ. Tôi bảo họ: "Bệnh ông có thể hết được nếu ông theo đúng phương sách trong hai tuần: ông ráng mỗi ngày nghĩ ách làm vui lòng một người khác". Tôi khuyên vậy là vì họ thường chỉ bận óc với ý nghĩ: Làm sao cho người khác bực mình được?" Nghe tôi khuyên, họ trả lời những câu rất lý thú. Có người nói: "Điều đó dễ lắm. Suốt đời tôi chỉ tìm cách làm vui lòng mọi người". Thực ra, họ không bao giờ như vậy cả. Tôi chức họ cũng chẳng bao giờ nghĩ tới sự ấy. Tôi lại khuyên: "Khi nào không ngủ được, thì ông nghĩ cách làm vui lòng một người khác, ông sẽ mau hết bệnh lắm".
Tất nhiên tôi dặn họ phải làm vui lòng ngừơi một cách nhũn nhặn, thân ái.
Hôm sau gặp họ, tôi hỏi: "Hồi hôm, ông có nghĩ tới lời tôi khuyên nhủ không?" Họ đáp: "Vừa đặt mình tôi đã ngủ rồi, thành thử không nghĩ tới được". Ngủ được còn gì hơn nữa?
Có người trả lời: "Tôi không sao theo lời ông được, vì tôi nhiều nỗi lo quá rồi". Tôi bảo họ: "Thì ông cứ lo việc ông đi; nhưng đồng thời, ông có thể thỉnh thoảng lo cho người khác được. Như vậy tôi dần dần tập cho họ chú ý tới người.
Lại có nhiều người nói: "Tôi làm vui lòng họ làm chi? Họ có nghĩ cách làm vui lòng tôi đâu?" Tôi đáp: "Vì như vậy lợi cho sức khỏe của ông. Còn họ thì rồi họ chú ý tới người.
Rất ít khi tôi gặp được một bệnh nhân chịu nói : "Tôi đã nghĩ tới lời ông khuyên".
Tôi biết rằng bệnh của họ chỉ do không chịu hợp tác với đời, nên tôi muốn họ nhận thấy điều ấy là cần. Khi nào họ bằng lòng hợp tác với người một cách bình đẳng thì họ sẽ hết bệnh... Bổn phận quan trọng nhất của những tín đồ bất cứ đạo nào vẫn là: "Thương người như thể thương thân"... Người nào ích kỷ không nghĩ tới bạn bè, sẽ gặp những nỗi khó khăn nhất... Chúng ta chỉ cầu sao cho mỗi người thành một bạn tốt, yêu và trong hôn nhân. Được như vậy, không còn gì hơn nữa".
Vậy bác sĩ Adler khuyên ta mỗi ngày làm một việc thiện. Mà thế bào là một việc thiện? Mohanet nói: "Một việc thiện là một việc làm nở một nụ cười trên môi người khác".
Tại sao làm việc thiện mỗi ngày lại có ảnh hưởng tốt tới tâm hồn ta? Vì khi nghĩ cách làm vui người khác, ta không nghĩ tới ta nữa; mà chính cái tật chỉ nghĩ tới mình đã làm cho ta ưu tư, sợ sệt và lo lắng.
Bà William T.Moon, giám đốc một trường học ở Nữu Ước không cần phải mất tới hai tuần mới kiếm được hầu diệt nỗi ưu tư của bà. Bà thắng bác sĩ Adler, vì thây được kết quả nhanh gấp 14 lần. Nói thế nghĩa là bà diệt ưu tư của bà chỉ trong một ngày, chứ không cần tới 14 ngày, nhờ bà nghĩ cách làm cho hai đứa trẻ mồ côi được vui sướng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Blogger news

About




Powered by  MyPagerank.Net

Academics Blogs
Bookmark and Share

Blog Archive