Your Adsense Link 728 X 15

Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống - Phần 15

Posted by Kenny Phạm 18/7/10 0 nhận xét
Chương 21
Những sai lầm của tôi
ở ngăn tủ xếp giấy tờ riêng, tôi còn giữ một tập ký ức đánh dấu là "S,L". (viết tắt những tiếng: Sai lầm của tôi). Trong tập ấy tôi ghi hết nhữn việc dại khờ mà tôi đã phạm. Có khi tôi đọc cho cô thư ký đánh máy, nhưng thường tôi đích thân chép lấy, vì nhiều chuyện dại dột quá, đọc lên thấy mắc cỡ.
Tôi còn nhớ vài lời tự chỉ trích mà tôi đã xếp trong tập ấy khoảng 15 năm trước. nếu tôi đã thành thật với mình thì cái tủ của tôi nay chắc đã đầy nhóc những tập: S.L" vì dùng những lời sau này của Thánh Paul cách đây gần 20 thế kỷ để tự trách tôi thì không sai chút nào hết:
"Tôi đã hành động như thằng ngu và lỗi lầm của tôi nhiều vô kể".
Lấy tập "S.L" ra đọc lại những lời tự chỉ trích, tôi giải quyết được vấn đề gay go nhất trong đời tôi: vấn đề tu thân.
Hồi nhỏ, tôi thường trách người làm tôi khổ cực; nhưng nay đã già - mà có lẽ cũng đã khôn - tôi nhận thấy rằng nếu truy cứu tới cùng, hauaf hết những nỗi khổ ủa tôi đều do tôi mà ra cả. Phần đông người lớn tuoior đều nhận thấy vậy: Nã Phá Luân khi bị đày ở cù lao St. Hèléne nói: "Ta sa cơ như vậy, chính lỗi tại ta chứ không tại ai hết. ta đã là kẻ thù lớn nhất của ta, là nguyên nhân cái mạt vận của ta".
Tôi xin kể bạn nghe chuyện một người mà tôi nhận có thiên tài về phương diện tu thân: Ông H.P. Howell. ngày 31.7.1944, khi hay tin ông chết thình lình tại Sứ Thần Khách sạn Nữu ước, tất cả những nhà doanh thương trên đường Wall Street đều như bị sét đánh, vì ông là một nhà tài chính quan trọng nhất ở Mỹ. Ông làm Hội trưởng Quốc gia Thương Mãi Ngân hàng và Tổ hợp Sản xuất Công ty, lại làm giám đốc nhiều nghiệp hội lớn nữa. Thiếu thời ông được học ít, bắt đầu làm trong một tiệm nhỏ ở nhà quê rồi sau giám đốc công ty U.S. Steel.Từ đó ông tiến dần lên đài vinh quang và uy quyền.
Khi nghe tôi bỏ về nguyên nhân thành công, ông đáp: "Đã từ lâu, tôi chép trpng một cuốn sổ hết thảy những cuộc hội họp về kinh doanh mà tôi đã dự. Người nhà tôi thu xếp cho tôi được rảnh tối thứ bảy, vì biết tôi bỏ ra một phần buổi tối để tự xét mình, soát lại và tự phê bình hành vi trong tuần lễ. Sau bữa cơm tối, tôi đóng cửa ngồi một mình, mở cuốn sổ rồi nhớ lại hết những cuội hội đàm bàn cãi và hộp họp từ sáng thứ hai. Tôi tự nhủ: "Tuần này ta lầm lỡ trong bao nhiêu việc? Ta có làm được điều phải nào không và làm sao để tấn tới nữa?". Kinh nghiệm đó đã cho tôi nhữn bài sao để tấn tới nữa?" Kinh nghiệm đó đã cho tôi những bài học. Lúc ngồi lại những hành vi trong tuần, tôi thường thấy khổ sở lắm, Có khi toi ngạc nhiên về những lỗi lầm nặng của tôi. Nhưng về sau moiox ngày một bớt. Phương pháp tự xét mình, tiếp tục năm này qua năm khác, đã giúp ích cho tôi nhiều hơn hết thảy mọi việc.
Có lẽ ông H.P.Howell đã bắt chước Benjamin Franklin. Tuy Franklin không đợi tới tối ths bảy mới xét mình. Mỗi đêm, ông nghiêm khắc soát lại những hành vi của ông. Rồi ông nhận thấy ông có tới tận 13 tật nặng, trong đó có ba tật này: bỏ phó thời giờ, quá thắc mắc về những chi tiết, hay cãi lý và chỉ trích kẻ khác. Ông hiểu rằng nếu khong bỏ được ba tật ấy, không thể thành công lớn. Cho nên ông ráng mỗi tuần thắng một tật và mỗi ngày ghi lại hành vi để xem lùi hay tiến. Rồi tuần sau, ông lại nắm cổ một tật xấy khác, xắn tay áo, sẵn sàng nhảy bổ vào vật nhau với nó. Ông chiến đấu với những tật của ông theo cách đó trên hai năm trời, không bỏ một tuần nào hết.
Vậy ông có trở nên một người uy thế nhất và được thương yêu nhất ở Châu Mỹ từ trước tới nay, thiệt cũng chẳng lạ gì!
Elbert Hubbard nói: "Trong mỗi ngày, mỗi người ít nhất cũng điên năm phút. Đừng điên quá cái độ ấy tức là khôn vậy"
Kẻ ngu nổi doá liền dễ bị chỉ trích một chút, nhưng người khôn sẵn sàng nghe những lời chỉ trích, trách cứ, để học thêm. Walt Whitman nói: "Có phải chỉ học khôn được ở những người ngưỡng mộ, kính mến ta và nem nép trước mặt ta không? Hay là ta đã học được nhiều điều nhờ những người ghét bỏ, chống báng ta, tranh nhau với ta?
Đáng lẽ đợi kẻ thù chỉ trích tính tình hoặc công việc của ta, ta đi trước y đi. Ta tự chỉ trích và nghiêm khắc với ta đi.
Hãy kiếm những nhược điểm mà sửa chữa, đừng cho kẻ thù trách ta được. Charles Darwin làm như vậy. Ông bỏ ra 15 năm để tự chỉ trích: Sau khi viết xong cuốn sách bất hủ: "Nguyên thuỷ của muôn loài", ông nhận thấy rằng nếu xuất bản, quan niệm cách mạng về tạo vật trong sách chắc chắn sẽ làm náo động các giới trí thức và tôn giáo. Bởi vậy ông tự chỉ trích, trong 15 năm kiểm soát lại những khảo cưú, bình phẩm những lý luận và kết luận của ông.
Nếu có người chửi bạn là "một thằng điên", bạn sẽ làm gì? Giận dữ chứ? Đây, ông Lincoln làm như vầy:
Ông Edward M. Stanton, Bộ trưởng Bộ chiến tranh, một hôm bất bình, bảo ông Lincoln là "một thằng điên". Nguyên muốn làm vui lòng một chính khách vị kỷ, ông Lincoln đã ký nghị định dời và đại hội tới một vị trí khác. Ông Stanton đã không chịu thi hành lệnh ấy mà còn la rằng Lincoln phải là thằng điên mới ký cái nghị định khùng như vậy được. Rồi thì sao? Khi ông Lincoln nghe người ta mách, ông bình tĩnh đáp: "Nếu ông Stanton bảo tôi là một thằng điên thì có lẽ tôi điên thật. Vì ông ấy gần như luôn luôn có lý. Tôi phải gặp ông ấy xem sao".
Và ông Lincoln lại tìm một ông Stanton. Ông này giảng cho ông Lincoln hiểu sự lầm lỡ của ông. Ông Lincoln liền lập tức hồi lệnh. Như vậy, ông Lincoln luôn luôn hoan nghênh những lời chỉ trích khi ông biết rằng nó thành thật, chính xác và người chỉ trích thật lòng muốn giúp ông.
Chúng ta, bạn và tôi, cũng nên hoan nghênh loại chỉ trích aaysm, vì chúng ta không hy vọng gì trong bốn lần hành động mà không có lần nào lầm lạc hết. Tổng thống Theodore Roosevelt khi ngồi tại Bạch cung đã nói như vậy. Còn Eistein, nhà tư tưởng sâu sắc nhất đương thời, thì thú rằng những kết luận của ông 100 lần có 99 lần sai!
La Rochefoucould nói: "Kẻ thù của ta xét ta đúng ta tự xét ta".
Tôi cũng biết câu đó đúng vậy mà hễ có kẻ nào vừa ngỏ lời chỉ trích tôi về những hành vi không thận trọng, thì tôi bật lên như cái lò xo, nhảy lại đả đảo ngay, mặc dầu tôi chưa hiểu chút xíu gì về những lời chỉ trích đó. Nhưng sau mỗi lần hành động như vậy, tôi thấy tởm cái thằng tôi. Hết thảy chúng ta vốn ghét những lời chỉ trích và khoái những lời tán tụng, không xét xem sự khen chê có đúng không. Chúng ta vốn là một loài ít dùng lý trí và dễ cảm xúc. Lý trí cảu ta tựa chiếc tam bản bị sóng nhồi trong một biển sâu thẳm và tối tăm vì dông tố. Biển đó tức là cảnh tình của ta. Phần đông chúng ta tự khen, khan cái "ta" hiện tại. Nhưng 40 năm nữa, nhớ lại cái "ta" bây giờ, ta sẽ bật cười cho cái "ta" đó.
William Allen White, người có danh nhất trong số những chủ buét các tờ báo hàng tỉnh, nhớ lại 50 năm trước và tự tả ông hồi đó như vầy: "một thằng kheo khoag... điên hay cáu... vênh váo... một tên phản động đầy tự đắc". Rồi đây, hai chục năm nữa, có lẽ bạn và tôi, chúng ta cũng sẽ dùng những tĩnh từ ấy để tả cái thằng bây giờ của chúng ta. Có thể được lắm... Biết đâu chừng?
Trong những chương trên, tôi đã nói chúng ta nên làm gì khi bị chỉ trích một cách bất công. Tôi thêm ở đâu một ý nữa: những lúc đó, nếu chúng ta thấy nổi giận, hãy nén ngay lại và tự nhủ: "hãy khoan đã... Ta còn xa mới được hoàn toàn. nếu Einstein tự nhận rằng 100 lần thì 99 lần lầm lẫn, có lẽ ta có ít nhất cũng phải lầm 80 lần. Vậy có thể lời chỉ trích của "người ấy" không quá đáng đâu. ta phải cảm ơn và ráng sửa mình chứ!".
Charles Luckman, hội trưởng công ty Pepsodent mỗi năm bỏ ra hàng triệu mỹ kim trong công việc quảng cáo. Ông không thèm ngó tới những bức thư khen chương trình các buổi quảng cáo của ông, mà đòi được coi những bức thư chỉ trích. Ông biết rằng đọc thứ sau này, có thể học được một vài điều hay.
Công ty Ford nhiệt liệt muốn biết có gì sơ sót, lỗi lầm trong sự quản lý và trong việc lương lậu, nên mới rồi yêu cầu các người làm công chỉ trích Công ty.
Tôi biết một ông nọ trước kia bán xà bông cho hãng Colgate cũng thường đòi được người ta chỉ trích mình. Mới đầu bán được ít lắm, ông đã sợ mất chỗ làm. Rồi ông ta tự nghĩ: "Xà bông tốt, giá không đắt, ông đi quanh tiệm mà suy nghĩ. Có lẽ tại không rao hàng rõ rằng đích xác chăng? hay là thiếu hăng hái? Có khi ông lại quay vào tiệm đó mà nói: "Tôi trở lại không phải để ông cố mua xà bông đâu mà để xin ông chỉ trích tôi và khuyên tôi về cách bán hàng. Xin ông làm ơn cho tôi biết lúc này cách mời của tôi có chỗ nào vụng không? Ông kinh nghiệm và thành công hơn tôi nhiều, vậy xin ông làm ơn cứ thành thật chỉ trích, đừng sợ làm mất lòng tôi".
Thái độ ấy ra sao? Ngày nay ông là hội trưởng Công ty xà bông Palmolive - một hãng chế xà bông lớn nhất thế giới. Tên ông là E.H.Little. Năm ngoái, khắp châu Mỹ chỉ có 14 người thâu được lợi tức hơn số 240.141 mỹ kim, mà con số ấy chính là lợi tức của ông vậy.
Phải là người có tâm hồn cao thượng mới có hành động của H.P.Powell, Ben Franklin và E.H.Little; và bây giờ, chung quanh vắng vẻ, chúng ta thử soi gương xem chúng ta có thuộc vào hạng người cao thượng đó không nào?

Chương 22
Ảnh hưởng tai hại của sự mệt mỏi
Chắc bạn tự hỏi sao tôi lại đề cập đến vấn đề chống mệt mỏi trong chương nói đến chống ưu phiền. Tôi xin trả lời rằng mệt mỏi sẽ gây ra những ưu phiền, hay nói cho đúng, ít ra cũng làm bạn mất mọi lợi khí để chống lại những nỗi buồn lo. Bất cứ một sinh viên y khoa nào cũng có thể cho bạn biết rằng sự mệt mỏi sẽ giảm sức kháng cự của thân thể trước sự thay đổi của thời tiết và trước một số bệnh khác nữa. Bác sĩ về khoa thần kinh nào cũng phải công nhận rằng sự mệt mỏi sẽ giảm sức chịu đựng của bạn khi bị xúc động, sợ hãi hay ưu tư. Vậy ta có thể kết luận: ngăn ngừa mệt mỏi tức là ngăn ngừa ưu phiền.
Muốn tránh sự mệt mỏi và những nỗi ưu phiền, ta phải biết tĩnh dưỡng ngay khi thấy mình sắp mệt.
Tại sao lại cần thiết thế? Bởi vì mệt mỏi đến với ta mau lẹ lạ thường. Quân đội Hoa kỳ đã thí nghiệm nhiều lần và nhận thấy rằng ngay những người trẻ và bền sức sau nhiều năm huấn luyện quân sự, đi xa hơn và dai hơn, nếu mỗi giờ được đặt xuống đất những khí cụ mang theo để nghỉ 10 phút. Quân đội Hoa Kỳ đã áp dụng tắc này. Trái tim của bạn cũng thông minh, chẳng kém gì quân lực Hoa Kỳ. Mõi ngày tim bạn bơm vào các hồng quyết quản một số máu tổng cộng có thể chứa đầy một thùng nước to bằng một toa xe lửa. Năng lực xuất ra để làm việc này trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, có thẻ dùng để nhắc hai mươi tấn than đá lên cao 90 phân. Cứ theo đà đó, tim bạn tìm một công việc kinh khủng như vậy trong năm, sáu, chín mươi năm cũng có khi. Thử hỏi trái tim kia làm thế nào để chịu nổi? Bác sĩ Walter Cannon tại Y khoa Đại học đường Harward đã giải thích rằng: "Phần nhiều, ai cũng tưởng tim người ta làm việc không ngừng. Thật ra nó có nghỉ trong một khoảng khắc mỗi lúc bóp vào. Khi trái tim đạp đều 70 cái trong một phút, thật ra chỉ trong một ngày, người ta sẽ được một số giờ là mười lăm".
Trong thế giới chiến tranh lần thứ hai, ông Winston Churrchil, hồi đó đã 70 tuổi, vẫn làm việc 16 giờ một ngày. Cứ thế trong năm năm, ông điều động máy chiến tranh khổng lồ của Anh quốc. Quả là một kỷ lục ít nhất và lạ lùng. Thử hỏi ông có bí quyết gì? Mỗi sáng ông nằm trên giường mà làm việc cho đến 11 giờ, hoặc đọc các bản tường trình, huấn lệch, hoặc đội nghị về những vấn đề tối quan trọng. Điểm tâm xong, ông lại đi ngủ chừng một tiếng. Chiều đến lại ngủ hai tiếng trước khi ăn bữa tối. ông không mệt mỏi mới nghỉ ngơi, bao giờ cũng biếI trước lúc nào sắp mệt để tự bắt ông đi nằm nghỉ. Nhờ vậy, ông có thể làm việc đến nửa đêm.
ÔNg già John D.Rockefeller, con người kỳ khôi này đã nêu ra hai kỷ lục bất thường: ông đã gây được mọt gia tài khổng lồ, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Hoa kỳ và điều đáng chú ý là ông sống 89 tuoior. Ông làm thế nào để sống lâu như vậy? Trước hết, cố nhiên là ông thừa hưởng của tổ tiên sự trường thọ cũng như những người khác thừa hưởng một đặc điểm về thể chất của ông cha. Nhưng cũng tại ông tập được thói quen mỗi buổi trưa nghỉ nửa giờ tại ngay buồng giấy. Ông nằm ngủ trên chiếc giường con cũ kỹ. Dầu đến Tổng thống Hoa Kỳ cũng không thể bắt ông dậy để nghe điện thoại ông đã "nằm quay ra ngáy".
Trong cuốn "Tội gì mà chịu mệt", tác giả Daniel Josselyn có viết rằng: "NGhỉ ngơi không có nghĩa là không được làm gì. Nghỉ tức là thu hồi lại sức lực của mình" .Ngủ năm phút cũng có thể làm con người tránh mệt mỏi. Tôi biết cách giữ sức của bà Eleanor Rooselt khi bà có một chương trình bằng ngày nặng nhọc, suốt mười hai năm ở toà Bạch ốc. Bà cho tôi hay rằng trước mỗi buổi dạ hội chính thức, trước mọi cuộc hội nghị, bà ngồi nhắm mắt ở ghế bành để dưỡng tâm thần trong hai mươi phút.
Theo ông Edison, sở dĩ ông có một năng lực dồi dào và sức chịu đựng bền bỉ là nhờ thói quen ngủ được liền mỗi khi buồn ngủ.
Tôi cũng có phỏng ván ông Henri Ford, mấy bữa trước ngày ông ăn lễ bát tuần. Khi thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, vì nét mặt hồng hào tươi tốt và cử động lanh lẹ của ông, ông bảo: "Tôi còn tráng kiện như thế này chính vì không bao giờ tôi đứng kho có thể ngồi được và không bao giờ ngồi khi có thể nằm được".
Tôi cũng đã khuyên một nhà sản xuất phim ở kinh đô chiếu bóng Hoolywood áp dụng phương pháp này. Ông ta tên là Jack Chertock và là một trong những người nổi danh nhất trong kỹ nghệ chiếu bóng Hoa Kỳ. Ngày tôi gặp ông, ông đang điều khiển ban phụ trách sản xuất nững phim thời sự của hãng Metro Goldwyn Mayer. Ông trông già sọp, tuy đã uống đủ mọi thứ thuốc bổ. Tôi khuyên ông nên moiox ngày bỏ ra chút thì giờ để nghỉ ngơi. Rồi chẳng để ông viện cớ công việc bận bịu, tôi khyên ông chỉ việc nằm nghỉ trên ghế ngựa tại văn phòng trong những cuộc hội nghị hằng ngày vứi những nhà dàn cảnh.
Lần thứ nhì gặp nhau, sau đó hai năm, ông vui vẻ nói: "Thật là một phép lạ, ông bạn ạ. Chính thầy thuốc của tôi cũng công nhận như vậy. Trước kia tôi hay ngồi thẳng tắp trên ghế, hết sức chú tọng thảo luận về các đề mục của những cuốn phim thời sự. Nhưng nay, toio nằm dài trên ghế mà chủ toạ các cuộc hội họp này ... Đã 20 năm, tôi chưa bao giờ thấy khỏe mạnh như bây giờ. tôi làm việc thêm đến hơn hai giờ mỗi ngày, vậy mà chẳng hề thấy mệt bao giờ cả".
Bạn có thể nói rằng trường hợp của bạn khác, làm sao áp dụng được những cách kia. Lẽ cố nhiên, nếu bạn là một thư ký đánh máy, bạn không thể ngủ ở nơi làm việc như Edison, nếu bạn là thư ký cối kế, bạn không thể vừa nằm vừa trình bày cùng ông chủ một vấn đề tài chính. Nhưng khi về nhà để ăn cơm trưa, bạn có thể nghỉ mười phút sau khi dùng bữa. Đại tướng Marshall cũng vẫn theo phương pháp đó, trong thời đại chiến, khi ông làm Tổng tư lệnh quân đội Hoa kỳ. Trái lại, nếu bạn đã hơn năm mươi tuổi và cho rằng mình phải gấp rút làm việc không thể phí phạm thời giờ mà nghỉ , thì tôi chỉ còn cách khuyên bạn một điều: bạn mau đi bảo hiểm sinh mệnh tại vài ba hãng và cố đóng những món tiền thật cao. Vì sống trong những điều kiện đó chóng chết lắm, mà tiền thuê đòn lại đắt đỏ; ấy là chưa nói đến trường hợp bà nhà cần phải lãnh khoản tiền bồi thường của hãng bảo hiểm để kiếm ông chồng khác trẻ hơn bạn!
Nếu vì cớ này mà bạn không có thê nằm nghỉ vài phút sau bữa cơm trưa, ít ra bạn cũng phải có thì giờ để nằm nghỉ một giờ trước bữa cơm tối. Như vậy còn hiệu nghiệm gấp ngàn lần uống lu rượu khai vị, vừa lại rẻ tiền hơn. Mỗi ngày ngủ một giờ vào lúc 5,6 hay 7 giờ, tức là bạn đã tăng thêm 60 phút cho đời sống hoạt động của bạn hay nói cho rõ, bạn đã kéo dài thời gian bạn thức trong một ngày. Tại sao vậy? Bởi vì ngủ một giờ trước khi ăn cơm tối và sáu giờ trong một đêm - tổng cộng là bảy giờ - làm cho bạn khoẻ khoắn hơn là ngủ tám giờ mỗi đêm.
Người thợi làm việc bằng tay chân sẽ tăng hiệu quả nếu người đó được nghỉ tay nhiều hơn. Frederick Taylor đã chứng tỏ sự kiện đó hồi ông nghiên cứu cách tổ chức công việc trong những nhà máy luyện thép ở Bethlehem. Ông nhận thấy trung bình mỗi người thợ có thể đổ vào một ngày, nhưng trưa đến họ đã mệt nhoài. Sau khi nghiên cứu những yếu tố gây ra sự mệt mỏi nầy ông tuyên bố rằng mỗi người có thể đổ không phải chỉ 12 tấn rưỡi mà 47 tấn, nghĩa là gấp bốn lần, mà lại không mệt nữa!
Ông Taylor chọn một chú thợ tên Schmidt ra thí nghiệm và yêu cầu y làm việc theo lời chỉ dẫn của một người do thời khắc. NGười nầy không rời y một bước, mắt luôn nhìn vào thời biểu mà ra lệnh: "Nhặt một thỏi gang và đi... Ngồi xuống và nghỉ....Đi... nghỉ".
Kết quả chú Schmid mỗi ngày chuyển vận một cách dễ dàng 47 tấn gang, trong khi đó các đồng nghiệp của chú khó nhọc mới chuyển vận được 12 tấn rưỡi. Trong ba năm ông Taylor ở Bethlehem, chú thợ Schmidt mỗi ngày đều như vậy mà không mệt mỏi, vì chú nghỉ trước khi mệt, Tính mỗi giờ, chú làm việc có 26 phút và nghỉ 34 phút, nghĩa là nghỉ nhiều hơn làm việc. Vậy mà chú lại làm nhiều việc gấp bốn người khác. Chắc bạn cho là một câu chuyện phiếm? Nếu bạn muốn chắc chắn hãy dở trang 41 - 42 của cuốn "Những nguyên tắc tổ chức sự làm việc theo khoa học" mà đọc những lời tác giả, Frederick WWinslow Taylor.
Nói tóm lại: bắt chước những quân nhân Hoa Kỳ mà thường nghỉ ngơi; lấy trái tim bạn làm gương; nghỉ trước khi mệt tức là kéo dài quãng thời gian bạn thức, mỗi ngày thêm một giờ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Blogger news

About




Powered by  MyPagerank.Net

Academics Blogs
Bookmark and Share

Blog Archive