Your Adsense Link 728 X 15

Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống - Phần 19

Posted by Kenny Phạm 18/7/10 0 nhận xét
Có nhiều người tại ngũ, ở xa đại chiến trường mà tinh thần cũng hoảng loạn. Xem thế đủ biết không phải họ hoảng loạn vì bom đạn mà chính người ta đặt họ vào một nghề trái với sở thích và tài năng. bạn có biết bọn người đó không? Bác sỹ William Menninger, một nhà chuyên môn trị bịnh thần kinh có danh trong quân đội hồi chiến tranh vừa rồi đã nói; "Trong quân đội, chúng tôi được biết rõ rằng lựa dùng người cho phù hợp với tài năng là điều rất quan trọng. Quyết tín rằng công việc mình làm rất hữu ích là một điều cần thiết. Khi một kẻ không thích công việc mình làm, khi y cảm thấy rằng đã bị đặt sai chỗ, khi nghĩ rằng người ta không nhận chân giá trị của y và những tài năng của y không được thi thố đến tột bực, thế nào y cũng có các triệu chứng của một bệnh thần kinh".
Đúng vậy. Trong kỹ nghệ, những ngừơi bệnh thần kinh cũng do những nguyên nhân ấy. Như trường hợp ông Phil Johnson. ÔNg thân ông làm chủ một tiệm giặt ủi nên cho con giúp việc và hy vọng con mình sẽ rành nghề.
Nhưng ông Phil Jonhson lại ghét công việc đó, cứ đủng đa đủng đỉnh, làm lấy lệ, cho rồi việc. Lại có hôm ông bỏ việc khiến ông già rất bực mình và xấu hổ với bọn làm công vì có đứa con biếng nhác đến vậy.
Một bữa ông ta ngỏ ý xin cha cho làm thợ máy. A! Thiệt là đổ đốn, nay lại muốn khoác bộ áo xanh. Ông già nghe nói giận lắm. Nhưng ông con nhất định làm theo ý mình và khoác chiếc áo xanh dính đầy dầu mỡ. ÔNg làm việc mệt nhọc bằng mấy ở tiệm giặt ủi; tuy vậy ông siêng năng, vui vẻ, vừa làm vừa để tâm nghiên cứu về máy móc. Cho đến năm 1944, ông chết lúc làm Hội trưởng Công ty Boeing, một công ty sản xuất những pháo đài bay đã giúp ta thắng trận!. Nếu cứ ở tiệm giặt ủi, thì sau khi thân phụ ông mất, ông sẽ ra sao? Chắc chắn là phait thất bại và tiệm ông, ông phải phát mãi.
Vậy dù có phải gây mối bất hoà trong gia đình thì cũng đành, chứ đừng bao giờ nghĩ rằng mẹ muốn ta làm nghề gì ta làm nghề đó! Hễ không thích thì đừng làm. Tuy vậy, phải xét kỹ lời khuyên của cha mẹ. Cha mẹ lớn tuổi gấp đôi ta nhờ kinh nghiệm, từng trải, tất khon hơn ta nhiều. Nhưng rút cục ta cần quyết dịnh lấy: Vì ta khéo lựa nghề hay vụng lựa thì chính ta sẽ sung sướng hay khổ sở, chứ nào phải cha mẹ ta đâu.
Bây giờ, tôi xin khuyên bạn vài điều trong khi bạn lựa nghề:
!
1-Đọc kỹ 5 lời khuyên dưới đây trước khi kiếm một người hướng dẫn bạn về lựa nghề. Những lời khuyên này của giáo sư Harry Vexter Kitson ở Đại học đường Columbia, một nhà chuyên môn bực nhất về môn đó:
a, Đừng nhờ những nhà dùng phương pháp thần bí lựa nghề giùm, như các nhà chiêm tinh, các "mét coi chỉ tay, chỉ viết, coi tướng... Phương pháp của họ không tin được.
b, Đừng đi hỏi người nào tin rằng chỉ cần làm một trắc nghiệm là lựa được nghề hợp với mình ngay. Cách đó trái hẳn với quy tắc hướng dẫn, vì phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế ở chung quanh ta mới được.
c, Lựa một nhà chuyên môn có đủ sách để kiếm tài liệu về các nghề nghiệp trước khi khuyên bạn.
d, Nhà chuyên môn phải xét bạn nhiều lần rồi mới quyết định được.
e, Nếu họ chưa xét đi xét lại mà đã viết thư khuyên, bạn đừng thèm nghe.
2- Nơi nào mật ít ruồi nhiều thì đừng tới. Có 20 ngàn cách kiếm ăn, ác bạn thanh niên biết vậy không?, Không ư! Kìa, bạn coi một trường nọ, hai phần ba nam học sinh chỉ biết lựa có 5 nghề trong số 20.000 nghề đó, và bốn phần năm nữa học sinh cũng thế., Vậy trách chi chẳng có vài nghề đặt nghẹt những người, trách chi họ chẳng chen vai thích cánh nhau mà không kiếm được chỗ, trách chi cho sự lo lắng về tương lai, nỗi sầu muộn và bệnh thần kinh chẳng hoành hành với họ.
Vậy tôi xin bạn đừng chen lấn trong những nghề luật sư, ký giả, hoặc tài tử màn ảnh và đài phát thanh nữa.
3- Cũng đừng lựa những nghề mà mười phần bạn chỉ có một phần hy vọng để kiếm ăn được. Chẳng hạn nghề bán vé bảo hiểm. Mỗi năm có hàng ngàn người phàn đông là thất nghiệp- đi mời khách bảo hiểm nhân mạng. Đời họ đại loại sẽ như sau này: Trăm người thì có chín chục người sẽ đau tim, thất vọng và chỉ một năm là giải nghệ. Trong số 10 người còn lại, một người bán được gần hết chín chục phần trăm những vé bảo hiểm, còn chín người kia chỉ được chia nhau có mười phần trăm còn lại. Nghĩa là một trăm phần mới có một phần là kiếm được 10.000 mỹ kim mối năm, chín phần thì kiếm được đủ sống một cách chật vật, còn chín chục phần thì thất bại hoàn toàn sau 12 tháng. Đó là ý kiến của ông Franklin I.Bettger, một người đã thành công nhất ở Mỹ luôn hai chục năm nay trong nghề bán vé bảo hiểm.
4- Trước khi quyết định lựa một nghề, bạn nên bỏ ra nhiều tuần, nhiều tháng để tìm hết các tư liệu cần biết về nghề ấy. Bằng cách nào? Bằng cách phỏng ván những người đã làm nghề ấy từ mười, hai chục hoặc bốn chục năm. Tôi đã kinh nghiệm, nên biết rõ những cuộc phỏng vấn đó sẽ có ảnh hưởng sâu xa tới tương lai bạn. Khi mới 20 tuổi, tôi hỏi ý hai người về nghề tôi muốn lựa và bây giờ nhớ lại, tôi thấy rằng hai người ấy đã thay đổi hẳn đời làm việc của tôi. Không có họ thì khó biết được đời tôi đã ra sao. Làm sao nhờ họ chỉ bảo được? Ví dụ bạn muốn học nghề kiến trúc. Trước khi quyết định bạn phải bỏ ra hai tuần phỏng vấn những kiến trúc sư trong miền bạn. Mở một sổ điện thoại, bạn sẽ kiếm được tên và địa chỉ của họ. Bạn lại thăm họ tại phòng làm việc họ, hẹn trước hay không cũng được. Nếu muốn xin được gặp mặt thì nên viết như vầy:
"Tôi xin ngài giúp đỡ tôi một việc nhỏ. Tôi muốn ngài chỉ dẫn. Tôi 18 tuổi và muốn học nghề kiến trúc. Trước khi quyết định, tôi muốn được hỏi ý ngài. Nếu ngài mắc việc không tiếp tôi được ở phòng giấy, thì xin ngì gia ơn cho tôi được hầu chuyện độ nửa giờ tại tư thất. Xin đa tạ ngài".
Và bạn sẽ hỏi ông ta những câu dưới đây:
a, Nếu phải làm lại cuộc đời, ngài có muốn làm nghề kiến trúc sư nữa không?
b, Sau khi xét tôi kỹ rồi, xin ngài thành thực cho biết tôi có thành công trong nghề ấy được không?
c, Nghề ấy có mật ít ruồi nhiều không?
d, Sau khi học 4 năm, kiếm được việc có dễ không? Mới đầu hãy nên làm việc gì trước?
e, Nếu tài khéo của tôi vào hạng bình thì trong 5 năm đầu tôi hy vọng được bao nhiêu?
f, Làm nghề ấy lợi hại những gì?
g, Nếu tôi là con gái, thì ngài có khuyên tôi làm nghề đó không?
Nếu bạn nhút nhát, do dự, không dám một mình đường đột vào hỏi thẳng một ông "bự", bạn nên theo hai lời khuyên này:
1-Dắt theo một người anh em trạc tuổi mình, để bạn được vững bụng tự tin hơn; nếu không có ai, bạn mời ông thần cùng đi.
2- Bạn nên nhớ rằng nhờ ai chỉ bảo tức là gián tiếp khen họ: Họ có thể phòng mũi được đó. Nhất là các ông lớn tuổi, thích được khuyên bọn thiếu niên. Vậy chắc viên kiến trúc sư ấy rất thích được phỏng vấn.
Nếu lại thăm 5 vị kiến trúc sư mà vị nào cũng bận quá khong tiếp bạn được (rất ít khi như vậy) thì lại thăm 5 vị khác. Thế nào bạn cũng được tiếp và nhận được những lời khuyên vô giá và sau nầy khỏi phải phí nhiều năm thất vọng, đau lòng.
Gặp kẻ biển lận thì đừng ngại trả tiền công họ, để họ chỉ bảo, Nửa giờ công có là bao!
Bạn nên nhớ rằng quyết định ấy là một trong hai quyết định quan trọng nhất, có ảnh hưởng sâu xa nhất tới tương lai của bạn. Vậy phải để hết thời gian thu thập đủ tài liệu dã. Nếu không, sẽ hối hận suốt đời.
5-Bỏ ý nghĩ sai lầm rằng chỉ có độc một nghề với bạn thôi! Bất kỳ người nào cũng có thể thành công trong nhiều nghề được. Như tôi chẳng hạn: Nếu tôi học tập và dự bị kỹ càng, có thể hy vọng thành công và sung sướng nhiều ít trong những nghề: Làm ruộng, trồng cây, y học, bán hàng, quảng cáo, xuất bản báo tại tỉnh nhỏ, dạy học, kiểm lâm.
Trái lại, nếu làm kế toán, kỹ sư, kiến trúc sư, giám đốc một lữ quán, hoặc một xưởng, buôn bán máy mocsv.v.. chắc chán tôi sẽ thất bại và khổ sở.


Chương 29
Làm sao bớt lo về tài chính 70% nỗi lo của chúng ta ....
Nếu tôi biết cách giải quyết những nỗi lo về tài chính của mỗi người thì tôi đã không viết cuốn này mà đã toạ tại Bạch cung, ngay bên Tổng thống rồi. Nhưng có việc tôi làm được, là kể kinh nghiệm của vài nhân vật đã biết giải quyết vấn đề ấy, giúp bạn vài lời khuyên thực tế, chỉ chỗ mua vài cuốn sách chỉ dẫn bạn thêm.
Theo một cuộc điều tra của tờ báo "Gia đình của phụ nữ", 70 phần trăm nỗi lo của ta là do vấn đề tiền nong. Geerge Gallup, trong việc điều tra Gallup, nói rằng phần đông ta tin chắc hễ lợi tức tăng lên chỉ mười phần trăm thôi, sẽ hết lo thiếu thốn. Sự ấy đúng trong vài trường hợp, nhưng lại rất thiếu thốn. Sự ấy đúng trong vài trường hợp, nhưng lại rất sai trong vài dịp khác. Chẳng hạn khi viết chương này, tôi phỏng vấn một nhà chuyên môn lập ngân sách giúp các gia đình là bà Elsie Stapleton, một người đã làm cố vấn nhiều năm cho thân chủ và nhân viên của một tiệm tạp hoá lớn ở Nữu Ước. Sau bà mở phòng cố vấn tư, để giúp những người lo lắng mất ăn mất ngủ vì kiếm chẳng đủ ăn. Bà đã giúp nhiều người về mọi cách sinh lợi, từ người phu vác, kiếm không đầy 100 mỹ kim, tới những ông chủ hãng kiếm được trăm ngàn mỹ kim mỗi năm. Bà nói với tôi như vầy: "Đối với đa số, không phải tăng lợi tức mà hết lo về tài chính đâu".
Thiệt ra, sự tăng lợi tức thường chỉ làm tăng số chi xuất và cũng tăng thêm chứng nhức đầu nữa. Phần đông lo lắng không phải là tại thiếu tiền mà tại không biết cách chi túc". Đọc mấy câu ấy chắc bạn nhớ rằng bà Stapleton không nói rừng câu ấy đúng trong mọi người đâu. Bà nói: "Phần đông". Bà không chỉ bạn. Bà nói về các cô em, các ông anh của bạn, có cả chục người, phải không bạn?).
Có nhiều bạn lại nói: "Ước gì anh chàng Carnegie này phải trả nhưng toa hàng của ta, tiêu pha trăm món cần thiết như ta với số bổng của ta, để cho y bỏ cái giọng dạy đời ấy đi". Thưa bạn tôi đã có lúc phải lo sốt vó rồi. Tôi phải làm lụng khổ nhọc mười giờ một ngày trên cánh đồng lùa và trong kho cỏ khô ở Misssouri - làm tới nỗi chỉ mong mỗi một điều là sao cho thân thể hết mỏi nhừ, hết nhức nhối mà thôi. Làm như trâu vậy, mà mỗi giờ không được tới một đồng nữa, cũng không được tới cắc rưỡi nữa. cũng không được tới một cắc nữa. Mỗi giờ chỉ vỏn vẹn có năm xu.
Tôi đã sống 20 năm trong những nhà không phòng tắm, không máy nước. Tôi đã phải trải cái cảnh ngủ trong một căn phòng lạnh tới 15 độ dưới số không. Tôiđã đi bộ hàng ngàn cây số để tiết kiệm mỗi lần một vài xu tiền xe, giầy thì lủng đế mà quần thì vá đũng. Tôi đã thấu cái cảnh vào hàng cơm chỉ gọi món ăm rẻ tiền nhất và đêm ngủ thì gấp quần lại, để xuống dưới nệm, nằm đè lên cho nó có nếp, vì không tiến mướn ủi!.
Vậy mà trong thời đó, tôi vẫn kiếm cách để dành được vài xu, vài cắc vì tôi sợ cái cảnh túi rỗng lắm. NHờ kinh nghiệm ấy, tôi thaayw rằng nếu bạn và tôi, muốn khỏi mang nợ và khỏi lo về tiền nong, chúng ta phải theo phương pháp của các hãng buôn: lập một quỹ chi tiêu và quyết chỉ chi tiêu theo số sự định. Nhưng phần đông chúng ta không làm vậy. Ông bạn tốt của tôi, ông Leon Skimkin, Tổng giám đốc nhà xuất bản cuốn sách này, cho tôi hay rằng nhiều người đui mù một cách lạ lùng về vấn đề tiền nong. Ông kể chuyện một kế toán viên mà ông biết. Người này khi làm cho hãng, tính toán chi li, cẩn thận lắm, nhưng với túi tiền riêng thì... chẳng hạn, lãnh lương mới lãnh chỉ đủ trả tiền nhà, tiền điện và mọi thứ nhất định mà thôi. Y chỉ biết hiện đương có tiền trong túi, tuy y cũng biết hơn ai rằng nếu hãng y cũng chi tiêu theo lối cẩu thả ấy, thế nào cũng vỡ nợ.
xin bạn nhớ điều này: Khi phải tiêu tiền, tứ là bạn kinh doanh cho chính bản thân vậy. Mà thiệt thế, dùng mua một vật, tức là "kinh doanh" chứ gì?
Phải theo nguyên tắc nào khi tiêu tiền? Lập ngân quỹ bắt đầu ra sao?
Có 11 nguyên tắc sau đây bạn có thể theo được.
Quy tắc thứ nhất: Ghi những chi tiêu vào sổ
Năm chục năm trước, khi Arnold Bennet khởi sự viết tiểu thuyết ở Luân Đôn, ông còn nghèo lắm. Ông phải tính trước, với hai cắc mỗi ngày, ông phải tiêu những gì? Như vậy, có khi nào ông tự hỏi tiền đi đâu mất không? Không, ông đã biết rồi mà. Ông thích phương pháp ấy tới nỗi tiếp tục dùng nó khi ông đã giàu, nổi danh khắp thế giới và có cả một chiếc du thuyền nữa.
ÔNg John. Rockfeller cũng giữ một sổ kế toán. Trước khi lên giường ngủ, ông đã tính toán để biết rõ từng xu số tiền còn lại.
Bạn và tôi, chúng ta cũng phải có một sổ tay để ghi số xuất nhập cho tới hết đời ư? Không, không cần. Những nhà chuyên môn khuyên rằng phải ghi chép từng xu một, ít nhất trong một tháng đầu và nếu có thể được, trong hai tháng sau. Như vậy chúng ta biết tiêu vào những việc gì, rồi do thấy, có thể lập ngân sách chi tiêu được.
Bạn nói bạn biết rõ tiêu tiền vào những việc gì ư? Có thể được lắm, nhưng trong 1.000 người mới có một người như bạn! Bạn Stapletin nói với tôi rằng phần đông đàn ông hay đàn bà cũng vậy, lại nhờ bà làm cố vấn về vấn đề tài chánh, đều kết hàng giờ các món chi tiêu bao nhiêu để cho bà chép- rồi khi thấy kết quả bà dã ghi trên giấy, họ la lên: "à! Vậy ra tiền tôi đi theo cái ngả đó sao? "Họ không tin như vậy. Bạn có giống họ không? Có thể được lắm.
Quy tắc thứ nhì: Lập ngân sách thiệt đúng với những nhu cầu của bạn, như quần áo phải cắt khít với thân thể bạn vậy.
Bà Stapleton lại nói với tôi rằng hai gia đình có thể sống sát vách nhau, trong những nhà y như nhau, cùng trong một xóm, cùng cò một con số, cùng lãnh một số lương mà quy chi tiêu của họ nhiều khi khác nhau rất xa. Tại sao vậy? Tại vì không ai giống ai hết. bà nói lập ngân sách phải do chính ta làm lấy và phải quen rồi mới làm đúng được.
Lập ngân sách không phải là hy sinh bỏ hết nỗi vui trong đời mà là để cho ta thấy yên ổn trong lòng về vấn đề tài chính.
Bà tiếp: "Những người nào có ngân sách gia đình là những người thanh nhàn".
Nhưng bạn lập ngân sách ra sao? Như tôi đã nói, trước hết chúng ta phải ghi đủ những chi tiêu, rồi đi hỏi ý kiến những nhà chuyên môn. Trong nhiều châu thành dân dố hai vạn trở lên, có những hội chuyên môn nghiên cứu để đem sự thịnh vượng cho gia đình. Bạn đến hỏi hội, sẽ được nhiều lời khuyên về những vấn để tài chính và được người ta chỉ cho cách lập ngân sách theo số lợi tức của bạn. Bạn không phải trả tiền công.
Quy tắc thứ ba: Tiêu tiền một cách khôn ngoan.
Tôi muốn nói: Tiêu cách nào mà cũng một số tiền đó, ta được lợi hơn cả. Trong nhiều hãng, có những nhân viên chuyên môn mua đồ cách nào lợi nhất cho hãng. Bạn làm công cho gia đình của bạn, tại sao không theo cách ấy?
Quy tắc thứ tư: Đừng để cho chứng nhức đầu tăng theo lợi tức.
Bà Stapleton sợ nhất lập ngân sách cho những gia đình mà lợi tức một năm được 5.000 mỹ kim. Tôi hỏi tại soa thì bà đáp: "Vì nhiều người Mỹ cho rằng mục đích phải đạt được là kiếm sao cho được 5.000 mỹ kim một năm. Hộ sống một cách hợp lý và bình dị từ lâu, rồi khi kiếm được số lợi tức đó, họ cho rằng đã đạt được mục đích của đời họ rồi. Họ mới bắt đàu khuyến khuyếch trương. Chẳng hạn, mua một ngôi nhà ở ngoại ô, vì theo họ, đâu có tốn hơn là mướn phố? Rồi tậu xe hơi, sắm đồ đạc, quần áo mới. Như vậy, tất nhiên họ thiếu thốn, thành thử bây giờ họ không sung sướng bàng lúc trước, vì họ đã xài quá tức tăng lên".
Điều ấy rất tự nhiên. CHúng ta ai cũng muốn sống cho thoả thích. Nhưng rút cục, cách nào làm cho ta sướng hơn? Cách tự bắt ta sống theo một ngân sách nhất định; hợp với túi tiền xanh đỏ của mõ toà thúc nợ và lủi như cuốc khi chủ nợ đập thình thình vào cửa?
Quy tắc thứ năm: Nếu phải vay thì rán có cái gì để bảo đảm.
Nếu bạn gặp cơn túng quẫn, phải đi vay, những sổ bảo hieeurm, quốc trái và sổ tiết kiệm đều là tiền ở trong túi bạn hết. Chỉ việc mang những thứ đó lại ngân hàng hoặc các sở tiết kiệm, các hãng bảo hiểm...
Nếu bạn không có những thứ đó nữa, nhưng có một ngôi nhà, một chiếc xe hoặc một gia sản gì khác, bạn cũng có thể mượn tiền ngân hàng được.
Còn nếu bạn không có tài sản, ngoài số lương ra không có chi đảm bảo cả, xin bạn nhớ kỹ lời này nó quan trọng như đời sống của bạn vậy: Đừng, đừng bao giờ thấy công ty cho vay nào quảng cáo trên báo mà lại hỏi vay ngay. Đọc quảng cáo của họ, ta tưởng họ nhân từ như Phật vậy. Đừng tin họ! Chỉ có một số ít công ty lương thiện thôi. Bạn nên lại hỏi một vài người làm trong ngân hàng quen của bạn, nhờ họ cỉ cho một công ty ngay thẳng mà ho biết. Nếu không, tức là đưa cổ cho người ta cứa đấy.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Blogger news

About




Powered by  MyPagerank.Net

Academics Blogs
Bookmark and Share

Blog Archive