Your Adsense Link 728 X 15

P04: Triệu phú Việt ở Vientiane

Posted by Kenny Phạm 8/7/10 0 nhận xét
Ba người bạn cùng quê, lớn lên mỗi người mỗi phương lập nghiệp. Người từ Công ty Lâm đặc sản Hà Tĩnh nghỉ hưu non, người từ phòng bản đồ Sở Lâm nghiệp Nghệ Tĩnh đi du học ở Liên Xô (cũ) trở về...
Rồi một ngày, cả ba chụm đầu bàn tính hướng làm ăn lớn ngay trên quê nghèo của mình. Và trang trại ba ba công nghiệp Lý - Thanh - Sắc ra đời...
Khởi nghiệp từ trận bóng đá
Thật ra chuyến xuất ngoại đầu tiên của Hồ Quang Sắc sang Thái Lan là làm cổ động viên cho đội tuyển VN trong trận chung kết tại SEA Games 19. Không ngờ khi vào sân anh gặp lại Đặng Ngọc Lý và Trịnh Đình Thanh, hai người bạn cùng quê xã Thạch Bằng (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) cũng bay sang Thái ủng hộ đội nhà. Trong cuộc hàn huyên hội ngộ, cả ba bàn nhau cùng ở lại thêm ít ngày nữa để tìm hiểu cung cách làm kinh tế của người Việt ở Thái Lan rồi về nước tính chuyện làm ăn mới. Đi xem hầu hết đại lý, siêu thị, chợ..., Lý - Thanh - Sắc mang ý định về nước sẽ mở hai đại lý hàng phụ tùng xe máy, ôtô ở TP.HCM và Hà Tĩnh. Nhưng trong chuyến bay về, tình cờ bộ ba này gặp một Việt kiều chăn nuôi nổi tiếng ở Thái. Và câu chuyện của ông Niên về những công trình tầm cỡ nuôi cá sấu, rắn, ếch, tôm, cá, lợn siêu nạc, ba ba như thức dậy khát vọng của ba chàng trai.
Khi hướng đã mở, ba người bạn thành ba tư thế chân kiềng. Người về quê thăm dò địa bàn, tìm đất cho thuê trong thời gian 15 năm để mở hàng ngàn mét vuông ao hồ; người lo thủ tục giấy tờ; người tiếp tục sang Thái tìm hiểu con giống, kỹ thuật nuôi, cách chữa trị bệnh rồi đầu ra, đầu vào và bao nhiêu chuyện khác. Anh Lý nhớ lại: “Hết tôi đến chú Sắc thay nhau đi Thái học cách làm. Mỗi chuyến đi 7-10 ngày. Trong sáu tháng đi 12 chuyến ngốn hết hàng trăm triệu đồng”.
Những ngày đi tìm đất để thuê cũng trải lắm nhọc nhằn. Để thuê được 5ha đất thuần chủng, có nguồn nước tự nhiên của 32 hộ nông nghiệp ở xóm Văn Phú, xã Thạch Phú, thị xã Hà Tĩnh thì mỗi năm ngoài việc trả cho các chủ hộ 3,6 tạ thóc/sào (thực tế khi họ cày cấy chỉ thu được 2 tạ/sào) các anh phải cùng lúc giải quyết một loạt “chính sách”: trả trước số thóc qui ra tiền năm năm cho những hộ nghèo; tài trợ cho đội bóng, các hội, các xóm trong xã. Tuy vậy chủ tịch xã Thạch Phú vẫn chân tình cảnh báo: “Dân vùng này nuôi cá cũng khó thành huống chi các ông nuôi ba ba. Không thiếu chuyện phức tạp đâu”. Nghe vậy cả ba đều hoảng. Người anh cả là Đặng Ngọc Lý lại hồi hộp mang mẫu đất, mẫu nước sang nhờ chuyên gia Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn Thái Lan kiểm nghiệm. Sau khi nghe kết luận ngắn gọn chỉ có hai từ “rất tốt”, anh Lý chợt hiểu “chuyện phức tạp” không phải từ đất và nước. Về lại Hà Tĩnh, bộ ba tính toán cẩn thận, chú trọng cả việc “đối nội, đối ngoại” rồi thành lập Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Lý Thanh Sắc vào tháng 2-2001.
Vóc dáng trang trại
Lúc đầu để có 27 cái ao, hồ bờ ghép bằng những tấm fibrô ximăng, các anh cùng 15 nhân công đào đắp cật lực suốt ba tháng dưới sự hướng dẫn của hai chuyên gia Thái Lan. Dần dần 50.000m2 diện tích được mở rộng thành 130 ao, hồ xây dựng kiên cố, nền láng ximăng để tăng nhanh sản lượng 20-30% mỗi năm. Nhưng lo lắng nhất vẫn là chuyến vận chuyển 1 tấn ba ba giống đầu tiên (năm 2001) bằng ôtô từ Thái Lan qua Lào về trang trại ở xóm Văn Phú sao cho không vượt quá qui định thời gian vận chuyển là 32 giờ (nếu quá ba ba con sẽ yếu, rất khó nuôi). May mắn chuyến khởi sự vượt qua 1.500km đã về tận trang trại chỉ đi trong 24 giờ. Khi những con giống cuối cùng được thả xuống hồ an toàn thì giám đốc Đặng Ngọc Lý mới nói vui cùng hai phó giám đốc: “Các chú chuẩn bị cho làm ô ba ba đẻ và buồng ấp trứng là vừa”.
Một tấn ba ba giống có hơn 1.000 con, sau hai năm vừa bán vừa tạo nguồn để hiện có 70 vạn ba ba giống và ba ba thịt là cả những tháng ngày không thiếu những tính toán, âu lo. Lo bởi 1.000 con ba ba giống đầu tiên có thể sẽ không qua nổi mùa đông lạnh cóng ở vùng Bắc Trung bộ sau khi rời vùng khí hậu bốn mùa nắng ấm ở Thái Lan. Lo nước thay đổi không chuẩn như qui định (nước có màu vừa xanh là đạt, nước trong quá cũng không tốt vì ba ba dễ nhìn thấy người sẽ bị giật thột, ảnh hưởng tới sức lớn). Đầu năm 2002 công ty lại nhập tiếp từ Thái Lan gần 1 tỉ đồng tiền giống ba ba bố mẹ về vỗ béo để xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo anh Lý, “nghề này phải vừa nhập khẩu vừa xuất khẩu mới nhanh có lãi nhằm hỗ trợ vốn ban đầu”. Anh Lý phân tích: “Cái khác biệt của con ba ba là vừa ăn vừa uống nên rất cần có một lượng nước kháng khuẩn trong ao, hồ để thay thế một lượng kháng sinh giúp ba ba không mắc chứng đau bụng. Để có công thức này anh em chúng tôi phải lặn lội từ Thái Lan sang Malaysia tìm hiểu tốn gần 100 triệu đồng”. Công việc xem như đã thuận buồm xuôi gió. Kết thúc năm 2002, Công ty Lý  Thanh Sắc đã bán 5 vạn con giống và 15 tấn ba ba thương phẩm, thu về gần 1 tỉ đồng. Dự tính năm 2003, mỗi ngày có 3.000 con ba ba được nở. Một tháng có hơn 9 vạn con ba ba giống trưởng thành. Công ty sẽ bán 60 vạn con cả ba ba giống lẫn ba ba thịt và sẽ thu về 3 tỉ đồng. Như vậy trong năm tới Công ty Lý Thanh Sắc không còn lo bàn tính chuyện vốn vay nữa.
“Vệ tinh” ba ba
“Vì say nghề và muốn tạo được nghề mới có sức thu hút thị trường nên có bao nhiêu vốn liếng ba anh em đều dốc vào cho con ba ba hoa (giống ba ba Đài Loan thuần chủng tại Thái Lan)” - anh Lý nói. Ngoài vốn tự có, công ty vay ngân hàng được 2,5 tỉ, đồng thời ba anh lại tiếp tục thuê đất, mở ra mô hình nuôi 2.000 con cá rô phi đơn tính kết hợp nuôi ếch, cá chình, lươn, mở nhà hàng đặc sản bằng chính sản phẩm của mình trên diện tích 6.000m2 để tiếp tục củng cố, mở rộng vốn. Công ty vận động nhiều người nuôi ba ba thành mạng lưới vệ tinh ba ba với hình thức khuyến mãi về chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm cho họ. Nếu hộ gia đình nào khó khăn, công ty sẽ cho nợ 20% tiền giống. Theo cách này, hiện đã có một trang trại tương đối lớn ở Quảng Bình nuôi 2,5 vạn con; ở Nghệ An, Hà Tĩnh cũng đã có một số trang trại qui mô 5.000-10.000 con ba ba. Anh Lý cho biết: “Thị trường của công ty thuộc phạm vi trong nước, chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng và sáu tỉnh bắc miền Trung. Năm ngoái một tư nhân Trung Quốc đến đây ký mua với số lượng 5 tấn/ngày loại tư 2,5-3kg nhưng chúng tôi chưa đủ sức chào đón”.
Thật ít có ngày nào hồ ba ba của Lý - Thanh - Sắc vắng khách các tỉnh xa đến tham quan. Ngày nhiều có trên mười đoàn, ngày ít vài ba đoàn. Đoàn nào đến cũng được các anh hướng dẫn tỉ mỉ kèm theo bản tóm tắt phương pháp, kinh nghiệm nuôi ba ba của công ty. Đó là những ngày các anh vui nhất và cũng bận bịu nhất.
 ================================
Anh tên Đặng Tiến Thành nhưng người Lào cứ gọi anh là ông Zíp Lai, triệu phú số một của thủ đô Vientiane. Thành quê Thanh Hóa, năm 1968 đang là sinh viên Đại học Mỏ - địa chất thì tình nguyện tham gia mặt trận Xiêng Khoảng.
Năm 1991 nhà máy sản xuất quạt mang tên Zíp Lai của mấy ông chủ Đài Loan mới dựng lên ở Vientiane chuẩn bị phá sản vì không có thị trường lớn, hàng bán không ai mua ngoài công ty xuất nhập khẩu của Đặng Tiến Thành. Dạo xem toàn bộ dàn máy, đo kỹ tiết diện từng sợi dây đồng quấn môtơ quạt, Thành nói với Sun Cun Suo - giám đốc nhà máy:
- Máy và khuôn của các ông quá cũ nên không thể làm ăn lớn được. Riêng môtơ thì tốt, tốt hơn cả môtơ của một số loại quạt đang thịnh hành. Với môtơ này quạt chạy 24/24 giờ vẫn không nóng. Thậm chí nếu để quên một tháng cũng không việc gì (cười). Vấn đề của các ông bây giờ là thị trường bị tắc nghẽn, đúng không? Ông Sun hết sức ngạc nhiên, hỏi lại:
- Sao anh biết?
- Ở Vientiane này chỉ duy nhất có tôi mê hàng của ông nên tôi rành.
Trước khi gặp Sun, Thành ăn cơm vắt, đi hàng trăm cây số để tìm mối hàng. Nhưng bạn hàng không dễ đến khi tính ưu việt của quạt Zíp Lai chưa được “phủ sóng”. Anh vừa bán chịu vừa bán giá hữu nghị để chinh phục thị trường. Nghe chuyện này Sun càng sửng sốt khiến anh phải dẫn Sun tới những kho hàng chất đầy quạt Zíp Lai của anh thì ông ta mới tin. Anh nói với Sun: “Không “bóc ngắn cắn dài” tự “hi sinh” trước thì đâu có bở (dễ) ăn”. Nhưng khi thấy nhiều khách hàng đến nhà máy đặt mua quạt Zíp Lai, anh lại tính bài “chiếm ưu thế cạnh tranh nếu không công lao của mình sẽ đổ xuống biển”. Anh mạnh dạn đặt bút ký bản hợp đồng quan trọng đầu tiên với Sun: “Đặng Tiến Thành đầu tư cho nhà máy 80.000 USD. Ông Sun cam kết bán hết sản phẩm quạt cho Công ty Đặng Tiến Thành, không để hàng lọt ra tay người khác”. Có thị trường lại độc quyền sản phẩm anh bán mỗi năm trên 300.000 quạt Zíp Lai. Cứ mỗi cái lãi 2 USD, anh thu 600.000 USD/năm.
Khi quạt Zíp Lai đã rộ khách, Thành nghĩ nhà máy này cũng có thể sản xuất được nồi cơm điện, chăn đời mới như hàng đang thịnh của Thái Lan. Mỗi lần đi bán quạt anh bỏ công thăm dò thông tin về nhu cầu nồi cơm điện và chăn rồi quyết định ký hợp đồng thứ hai, đầu tư tiếp vào nhà máy 50.000 USD để sản xuất nồi cơm điện, chăn mang nhãn hiệu Zíp Lai. Vẫn với cách tự mình “hi sinh” trước như hồi đi tìm thị trường cho quạt Zíp Lai, lần bỏ vốn đầu tư này Thành không cần ăn cổ phần. Số cổ phần đó anh bàn với ông Sun nhập vào nguồn phúc lợi chăm sóc đời sống 100 công nhân nhà máy là người VN và người Lào. Cảm phục, ông Sun mời anh “đứng trụ một chân” với chức phó giám đốc nhà máy phụ trách mảng thị trường.
“Làm kinh doanh nhiều khi căng đầu lắm. Ví như nồi của mình đang bán chạy mà thị trường lại lòi ra một kiểu nồi khác mới hơn, ưu việt hơn là rất nguy hại. Họ “đánh” thì mình phải “đỡ”, phải bỏ công sức tìm tòi, suy nghĩ cho ra loại sản phẩm tốt hơn” - anh nói. Hiện nay tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa và một số tỉnh phía Bắc người dân đang dùng quạt, nồi cơm điện, chăn Zíp Lai của Đặng Tiến Thành. Nhưng “thị trường mới nhất, hứa hẹn nhất của Zíp Lai bây giờ không phải VN mà là Myanmar và Malaysia” - anh nói.
Cuối năm 2004, thấy nhu cầu xây dựng đang rộ lên ở Vientiane trong khi thép nhập vào Lào phải chịu thuế và công vận chuyển khá cao, anh quyết định xây dựng nhà máy cán thép công suất 50 tấn/ngày. 70 công nhân Việt và Lào đang lắp bộ phận cuối cùng của dây chuyền cán thép để cho ra mẻ đầu tiên vào cuối tháng 2-2005.
Mới ngoài 50 tuổi nhưng mái đầu ông triệu phú đã bạc trắng. Thành bảo năm 1975 chia tay đời lính, anh chỉ có hai bàn tay trắng. Về Vientiane, Thành sắm chiếc xe đạp phượng hoàng cũ để làm phương tiện tiến vô thương trường. Vậy mà năm 2003 trong cơn đau xuất huyết dạ dày và tắc mạch máu cổ, vợ anh đã thuê trọn một chuyến bay Boeing đi Bangkok để cứu sống ông chồng đang kiệt sức. Từ trận đau này anh quyết định xây dựng một bệnh viện 70 giường hiện đại nhất nước Lào (theo qui định của Lào, tư nhân nào muốn xây dựng bệnh viện riêng thì bệnh viện đó phải hiện đại nhất nước).

VŨ TOÀN ( Tuoi Tre )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Blogger news

About




Powered by  MyPagerank.Net

Academics Blogs
Bookmark and Share

Blog Archive