Your Adsense Link 728 X 15

Bí Quyết Để Đạt Được Ước Mơ - Phần 03

Posted by Kenny Phạm 16/7/10 0 nhận xét
Nên cho hơn là nhận

TTO - Ngay từ nhỏ, tôi được nuôi dưỡng và dạy bảo với mong muốn sẽ trở thành một vị thánh. Trước đây, mẹ tôi từng có ý định vào nhà dòng để làm nữ tu nhưng cuối cùng, bà lại kết hôn và sinh ra tôi. Bà trao cho tôi ước mơ mà bà đã không thực hiện được đó.
Vì thế, tôi không bao giờ được yêu cầu hay đòi hỏi những điều mình muốn. Tôi tham gia các hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ trẻ em mồ côi và những người đang sống trong khổ cực. Chúng tôi giúp đỡ mọi người nhưng không có quyền mưu cầu hạnh phúc cho bản thân.
Tôi được dạy rằng, tôi không được mong muốn bất kỳ điều gì cho mình, và phải chắc rằng khi tất cả mọi người đều đã có điều họ muốn thì tôi mới có thể nghĩ đến ước nguyện của mình.
Khi đó, tôi từng hy vọng mình sẽ trở thành một nữ tu khổ hạnh; chí ít như vậy bố mẹ cũng cảm thấy tự hào về tôi. Ngoài ra, mọi người xung quanh tôi cũng cho rằng, nếu biết quên mình vì người khác, chắc chắn ta sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng vào kiếp sau. Đó là tất cả những gì tôi được dạy dỗ khi sống trong nhà thờ. Và tôi cũng đã sống như thế, kết quả là đã có lần tôi suýt chết vì căn bệnh hen suyễn do không thể yêu cầu những thứ mình cần.
– Marianne R.
Tác động từ lời khuyên của bác sĩ
Từ trước đến nay, chúng ta luôn đánh giá cao vai trò của bác sĩ và cho rằng họ là người nắm trong tay mạng sống của mình, rằng bác sĩ luôn đúng và ta cần phải nhất nhất tuân theo lời họ mà không được phép hỏi bất kỳ điều gì, cho dù những thông tin ấy có liên quan trực tiếp đến mạng sống của mình hoặc những người thân của mình chăng nữa.
Chúng ta chỉ cần làm theo lời hướng dẫn mà không được thắc mắc về toa thuốc hay cách thức điều trị của họ. Chúng ta phải kiên nhẫn ngồi đợi hàng giờ liền tại phòng khám để chờ đến lượt mình mà không hề hỏi vì sao. Đôi lúc chúng ta phải chịu đựng thái độ lạnh nhạt, và thậm chí là bỏ mặc của các nhân viên y tế. Vì sao lại xảy ra tình trạng đó? Đơn giản vì họ biết chúng ta cần đến họ và ta không còn sự lựa chọn nào khác.
Có một câu chuyện thương tâm kể rằng, một người mẹ trẻ bế đứa con đang sốt cao của mình vào bệnh viện. Các nhân viên ở phòng cấp cứu yêu cầu người mẹ nên bình tĩnh vì họ cho rằng đây là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em. Họ bảo bà nên đưa đứa trẻ về nhà, và nếu sáng hôm sau nó vẫn không hạ sốt thì hãy quay trở lại. Thế là người mẹ đáng thương đành đưa con về nhà. Dù lòng đầy bất an nhưng bà vẫn không hỏi gì thêm vì tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của các bác sĩ.
Đêm hôm đó, người mẹ đã thức trắng bên cạnh con mình và đến sáu giờ sáng, bà phát hiện ra một vết thâm tím dưới cánh tay đứa bé. Bà lập tức kiểm tra khắp người con và tức tốc đưa con đến một bệnh viện khác. Lúc này, toàn thân đứa trẻ đã nổi đầy vết bầm.
Tại đây, các bác sĩ tiến hành kiểm tra toàn diện cho đứa bé và thông báo cho người mẹ biết tình trạng nguy kịch của con bà. Đứa bé đã bị nhiễm phải căn bệnh viêm màng não – một căn bệnh thường gặp ở trẻ em – do siêu vi trùng xâm nhập vùng mũi. Điều đáng nói là tình trạng đứa bé đã không tồi tệ đến vậy nếu bệnh được phát hiện sớm hơn. Dù lần đó đứa trẻ đã qua khỏi nhưng có lẽ đó là bài học mà người mẹ ấy phải ghi nhớ suốt đời.
– Heather McNamara
Quan điểm hạn hẹp
“Cuộc sống không thể đáp ứng tất cả mong muốn của con người
Nếu không được bày tỏ thì mọi ước muốn đều không được đáp ứng.”
– Fortune cookie
Một ông bố dắt đứa con trai của mình đi dạo. Cậu bé ngước lên nhìn những dây điện và hỏi làm thế nào dòng điện có thể truyền được qua các dây dẫn mỏng manh kia.
Người bố trả lời:
– Bố không biết! Bố không hiểu về điện cho lắm.
Đi thêm một quãng, cậu bé lại hỏi bố điều gì tạo nên sấm chớp.
– Bố cũng không biết cái gì tạo nên sấm chớp nữa. – Người bố trả lời.
Trên suốt đoạn đường về, cậu con trai tiếp tục hỏi thêm nhiều câu hỏi. Và cũng như những lần trước, ông bố hầu như không thể trả lời được câu nào. Khi gần đến nhà, cậu bé ngước nhìn bố và nói:
– Bố ơi, con mong là bố không thấy khó chịu vì những câu hỏi của con.
Lúc này, người bố nhìn con trìu mến:
– Không đâu con à, đó là cách học hỏi rất tốt. Con có muốn học hỏi bằng cách nào nữa không?
– Speakers Sourcebook II
Trong trường hợp này, nếu người bố không nhanh chóng tìm ra câu trả lời cho cậu con trai thì có thể sau này, cậu bé sẽ không còn muốn đặt câu hỏi với bố mình nữa. Khi đó, sự tò mò và óc sáng tạo của cậu cũng sẽ không còn.
Chẳng hiểu sao tôi luôn có suy nghĩ rằng nếu tôi đạt được điều mà mình khao khát thì cũng có nghĩa là tôi đã lấy đi của người khác một thứ gì đó. Phải mất một thời gian dài tôi mới nhận ra suy nghĩ này của mình là sai lầm.
– Jane Bluestein
“Nếu bạn có được một nửa những gì bạn ao ước thì đồng nghĩa
với việc bạn đã nhân đôi khó khăn của mình.”
– Benjamin Franklin
“Cẩn thận với những mong ước của con vì có thể chúng sẽ thành sự thật.”
– Trích những câu nói phổ biến của các bậc cha mẹ
Nhiều người cho rằng: Họ sẽ phải trả giá nếu muốn đạt được điều họ mong muốn. Khi còn nhỏ, có thể bạn thích sở hữu một chú chó con, nhưng kèm theo đó, bạn sẽ có trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng nó. Hoặc giả sử bạn gặp được một người đàn ông tuyệt vời và có tình cảm với anh ta, thế nhưng, sau một thời gian tìm hiểu, bạn phát hiện anh ta chỉ là một kẻ lừa dối và lợi dụng.
Nếu bạn quyết định kết hôn cùng anh ta nghĩa là bạn sẽ phải chịu đựng những thói xấu của anh ta suốt đời. Tương tự, bạn đang ngồi trên một chuyến xe nhưng lại muốn chuyển sang một chuyến xe khác để được phục vụ tốt hơn, thế nhưng, bạn lo sợ chuyến xe kia chẳng chạy nhanh bằng chuyến bạn đang đi nên quyết định ngồi lại và không yêu cầu hay đòi hỏi thêm bất kỳ điều gì.
Tôi nhớ rất rõ khoảnh khắc tôi nhận ra rằng mình cũng có những nhu cầu cá nhân và hoàn toàn có thể lên tiếng yêu cầu để được đáp ứng. Khi đó, tôi mới 15 tuổi và tôi tự nói với mình: “Mình có thể có được bất cứ thứ gì nếu mình yêu cầu”. Thế nhưng, ngay lúc ấy, có người đã bảo tôi hãy cẩn thận với những mong muốn của mình vì có thể việc có được chúng sẽ không giúp tôi cảm thấy hài lòng. Từ đó trở đi, tôi rất thận trọng trong việc nói lên những yêu cầu của mình, vì tôi sợ lời khuyên đó sẽ trở thành hiện thực.
– Kay Wallburger
JACK CANFIELD & MARK VICTOR HANSEN

Thiếu lòng tự trọng
Khi sợ bị từ chối, bạn sẽ làm lung lay niềm tin của mình.

Theo kết quả của khá nhiều cuộc khảo sát, cứ ba người thì chỉ có một người có lòng tự trọng cao. Tỷ lệ 3:1 này nói lên một thực trạng đáng buồn trong cuộc sống: Chúng ta đang phải đối mặt với hội chứng thiếu lòng tự trọng.
Nhiều người trong chúng ta cho rằng mình không xứng đáng nhận được yêu thương, chăm sóc và hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc. Họ thường sống trong mặc cảm, tự ti, dễ bị kích động, đồng thời dễ dàng từ bỏ những đam mê của mình. Bên cạnh đó, không ít người coi trọng nguyện vọng của cha mẹ, con cái, cấp trên… hơn đam mê của bản thân. Kết quả là họ sẵn sàng bỏ qua mọi ước muốn của mình để tập trung vào nhu cầu của người khác.
Tôi thấy vui nếu có người cần đến tôi
Trước đây, tôi thường rất dễ dãi trong các mối quan hệ của mình. Nếu có người nào đó quý mến tôi thì gần như tôi sẽ thiết lập mối quan hệ với họ mà không quan tâm đến cảm xúc của mình. Và đây là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi đổ vỡ.
Tôi nhận lời cầu hôn của người chồng đầu tiên dù biết rằng mình không hề yêu anh. Khi đó, tôi cũng không cân nhắc xem liệu đó có phải là người đàn ông thích hợp với mình hay không. Tôi đến với anh chỉ đơn giản là vì anh thích và cần tôi. Cũng như vậy, trong công việc, tôi sẵn sàng thuê một người nào đó nếu họ thật sự muốn làm việc cùng tôi mà bỏ qua phần đánh giá năng lực của họ. Và kết quả là không ít lần, tôi phải trả giá cho những quyết định hời hợt này.
– Barbara De Angelis
Cảm giác tội lỗi
Trong thế chiến thứ hai, tôi chỉ huy một đại đội đóng quân bên dòng sông Rhine. Sau một trận đánh kéo dài ba ngày, tôi đau đớn nhận ra mình là kẻ sống sót duy nhất. Toàn bộ các chiến sĩ của đại đội đều đã tử trận. Cảm giác của tôi lúc ấy thật tồi tệ. Tôi cảm thấy suy sụp và rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần.
Trở về Miami, tôi lao cuộc sống sa đọa với những cuộc rượu chè kéo dài nhiều ngày. Sau đó, tôi quyết định vào Tu viện Menedictine và sống một cuộc đời cô tịch. Tuy nhiên, từ trong sâu thẳm trái tim mình, tôi vẫn luôn mang nặng cảm giác tội lỗi khi nghĩ đến những người đã khuất.
– Trích Name Withheld by Request
Cảm giác không xứng đáng với điều gì đó thật sự là một rào cản lớn khiến ta không thể nói lên những mong ước của mình. Nếu tự tin rằng mình xứng đáng thì khi đó, ta sẽ dễ mở lời hơn.
– Diane Loomans
Không coi trọng mong muốn của bản thân
“Tôi không muốn người khác phải bận tâm nhiều về những vấn đề của mình.
Vì thế đừng tốn công làm gì.
Và tôi cũng không muốn mình là gánh nặng của mọi người.”
Khi những mong muốn của mình không được đáp ứng, chúng ta thường kết luận: Mong ước của mình không đáng để người khác quan tâm. Trên thực tế, có những lúc chúng ta còn lầm tưởng rằng mong ước của người khác mới quan trọng, còn của mình thì không. Và thế là chúng ta dễ dàng từ bỏ việc tranh đấu để có được những gì mình muốn.
Tôi không xứng đáng
Tôi nhớ có lần, tôi cần mua một số vật dụng để chuẩn bị cho một chuyến đi chơi xa. Lúc đó, cha tôi đang làm việc trong ngành trang trí nội thất và có quan hệ khá thân thiết với nhiều cửa hàng. Ông hỏi tôi cần gì cho chuyến đi và câu trả lời của tôi là một chiếc va-li du lịch hiệu American Tourister màu xanh da trời. Cha tôi ra ngoài và khi trở về, ông mang theo một chiếc va-li màu xanh lá cây của hãng Crown. Tuy cả hai chiếc đều có cùng tính năng nhưng đó không phải là thứ mà tôi yêu cầu. Tôi nói với cha:
– Chiếc va-li này rất đẹp nhưng con thích màu xanh da trời hơn.
Và thế là tôi nhận được một bài thuyết giảng về việc tôi đã may mắn như thế nào khi có được thứ mà nhiều người khác ao ước. Cha tôi bảo:
– Còn rất nhiều người phải chôn chặt những mong muốn của mình trong lòng đấy con à.
Đây là một trong rất nhiều trường hợp tôi đã phải trải qua mỗi khi nói lên quan điểm hay mong muốn của mình. Những năm sau đó, tôi nhận ra điều bất ổn của mình. Mỗi khi đi mua sắm, dù ưng ý một món hàng nào đó nhưng cuối cùng, tôi cũng không chọn nó vì cho rằng mình đã quá may mắn khi có được mọi thứ.
Một trong những quy tắc phổ biến nhất trong gia đình tôi là “không được muốn, không được thích”. Sau khi tìm hiểu, tôi biết sở dĩ cha mẹ tôi làm như vậy vì họ đã trải qua một thời thơ ấu vất vả. Họ cho rằng tôi thật may mắn khi có được cuộc sống như hiện tại và tôi phải biết ơn về điều đó.
Chính quan điểm này đã khiến tôi có suy nghĩ rằng mình không xứng đáng nhận được những gì mình thích cũng như hưởng thụ một cuộc sống sung túc.
– Janes Bluestein
Tôi nhớ lần nhận việc đầu tiên, khi yêu cầu mức lương 500 đô-la, tôi cảm thấy ngại ngùng đến mức phải uống một ngụm nước trước khi mở lời. Cũng may lần đó, yêu cầu của tôi được sếp chấp thuận.
– James Bluestein
JACK CANFIELD & MARK VICTOR HANSEN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Blogger news

About




Powered by  MyPagerank.Net

Academics Blogs
Bookmark and Share

Blog Archive